Tắm biển không chỉ là dịp để nghỉ ngơi, thư giãn, mà thực sự có rất nhiều bổ ích khi cơ thể tiếp xúc với nước biển. Về mặt phục hồi và tăng cường sức khỏe, biển là nơi lý tưởng. Biển tác động tới làn da, thớ thịt, hệ cơ xương, đến cả ăn, thở và vận động.
->> Tại sao tắm biển dễ chết
->> Chuẩn bị những gì khi đi biển
Tắm biển là một liệu pháp chữa bệnh. |
Từ lâu, y học đã biết tận dụng những đặc tính ưu việt của môi trường biển trong bảo vệ sức khỏe chống đỡ với bệnh tật, hình thành một phương pháp điều trị gọi là liệu pháp biển (thalassotherapie). Liệu pháp biển là dựa vào việc sử dụng tổng hợp các tác dụng tốt của môi trường biển bao gồm: khí hậu của biển, nước biển, kể cả những chất lấy ra từ biển như các tảo… để giúp cơ thể tăng cường sức khỏe chống đỡ với bệnh tật. Tác động của nước biển là tác động tổng hợp vật lý và sinh học. Khi ngâm mình trong nước biển, các đợt sóng biển dồn dập chà xát lên da thịt như một dạng massage, có tác dụng xoa bóp. Các mao mạch dưới da giãn nở, đưa lượng máu lưu thông tốt hơn. Hô hấp được kích thích, thở sâu hơn, đem theo lượng ôxy dồi dào đến các tế bào. Các muối khoáng trong nước biển tác động vào làn da kích thích các đầu mút dây thần kinh ngoại biên, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Mặt khác, trong khi bơi phải vận động đến toàn bộ hệ cơ bắp giúp cho các cơ bắp săn chắc, ngực nở nang, các đốt sống chun giãn tốt, cột sống tăng tính đàn hồi linh hoạt
Những điều cần lưu ý
Trước khi xuống biển đùa với nước, phải để cho cơ thể ráo mồ hôi mới tắm. Người yếu thì không nên tắm vào lúc đói (người khỏe thì có thể tắm lúc đói được). Trong suốt thời gian ngâm mình dưới nước cần phải hoạt động không để cơ thể bị lạnh. Thời gian tắm mau hay lâu tùy theo sức khỏe từng người, nhưng nói chung không nên tắm đến lúc cảm thấy mệt mỏi hoặc nổi gai ốc vì lạnh. Thời gian đi nghỉ ở biển không nhiều, rất cần tận dụng được ngâm, bơi, đùa với biển. Nhưng thỉnh thoảng nên lên bờ nghỉ thư giãn tránh để quá mệt, nếu thấy đói có thể dùng thức ăn nhẹ.
Để tránh chuột rút (vọp bẻ), trong khi bơi, không nên vận động quá sức, quá mạnh, chân đạp nước quá nhiều. Vì hàng ngày ta không quen vận động nhiều và mạnh như vậy nên khi xuống nước, cơ bắp dễ bị co cứng đột ngột.
Biển tuy có nhiều mặt tích cực với sức khỏe nhưng cũng bất lợi với một số người bệnh. Những người viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi, bệnh tim mạch, viêm thận, viêm tai giữa mạn tính có thủng màng nhĩ, người già yếu, người thần kinh dễ bị kích thích, người thường xuyên sợ lạnh thì không nên tắm biển.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý bảo vệ da, không nên lạm dụng phơi nắng nhiều. Nên dùng kem chống nắng xoa lên da 30 phút trước khi ra nắng và xoa lại sau 2-3 giờ. Cần đeo kính lọc được tia tử ngoại để bảo vệ mắt.
(Theo BS. VŨ HƯỚNG VĂN // Suckhoe & Doisong)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.