Rubella (hay sởi Đức) khá lành tính với người trưởng thành, chỉ có khoảng 0,03% ca biến chứng viêm não. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, tại bệnh viện Nhiệt đới TƯ (Hà Nội), đã có gần 50/2.000 trường hợp bị biến chứng nặng nề, trong đó 4 ca rất nguy kịch.
->> Trị mụn nhọt, sốt, sởi, ho… bằng rau diếp cá
->> Làm sao phòng tránh hội chứng Rubella bẩm sinh?
->> Phòng bệnh sởi-quai bị-Rubella bằng vaccin
Em H vẫn trong tình trạng hôn mê sau hai ngày điều trị vì biến chứng viêm não do rubella. Ảnh: H.Hải |
Dễ nhầm là trúng gió
Sáng 8/5, em T.T.H (17 tuổi ở Bình Lục, Hà Nam) được chuyển vào bệnh viện Nhiệt đới TƯ trong tình trạng lơ mơ, hôn mê, buộc phải mở nội khí quản và thở máy.
Tiếp xúc với người nhà bệnh nhân H. tại khoa Hồi sức tích cực, chúng tôi cảm nhận được nỗi dày vò của họ, vì một phút chủ quan mà cô con gái đang tuổi lớn giờ nằm bất động trên giường bệnh, dường như không còn chút sức sống.
Trước đó 7 ngày, H sốt và nổi ban khắp người, từ mặt đến chân tay. Sau 3 ngày, toàn bộ ban trên người H bay hết và cô bé cũng không còn bị sốt và trở lại đi học như bình thường. Nhưng đến ngày thứ 6, H bắt đầu có dấu hiệu đau đầu, nôn, buồn nôn. Vì các ban đã lặn hết, sốt cũng chẳng còn nên lúc đầu gia đình còn tưởng là trúng gió, chỉ cạo gió, bôi dầu… Tuy nhiên, tình trạng này không đỡ mà càng lúc càng nặng hơn, H nôn liên tục, xuất hiện dấu hiệu rối loạn tâm thần như nói năng lảm nhảm, không nhận ra người nhà..., gia đình mới vội chuyển em thẳng đến bệnh viện Nhiệt đới TƯ. Kết quả xét nghiệm cho thấy, em bị biến chứng viêm màng não do rubella.
“Ai ngờ đâu, vì lớp con bé cũng có vài đứa bị sốt nổi ban rồi lại khỏe khoắn, đi học như bình thường. Vậy mà…”, mẹ em H thổn thức nói.
Tương tự trường hợp của H, bệnh nhân T.V.Đ (25 tuổi ở Hải Dương) cũng đang nằm trong khoa Hồi sức tích cực điều trị tình trạng viêm não nặng nề khi chỉ 2 ngày sau đợt sốt, phát ban kéo dài 3 ngày, Đ. có biểu hiện rối loạn ý thức, vật vã, kích thích, hôn mê và được đưa tới bệnh viện Nhiệt đới cấp cứu. Tuy không phải thở máy, nhưng đến chiều 9/5, bệnh nhân này vẫn chưa thoát khỏi tình trạng hôn mê.
Theo thống kê tại bệnh viện, số bệnh nhân mắc rubella vẫn chưa có xu hướng giảm, dù bệnh đã khởi phát mạnh trước đó 2 tháng. Theo đó, trong tháng 2, trong tổng số 151 ca đến khám tại viện dương tính với rubella, có 91 trường hợp phải nhập viện theo dõi. Tháng 3 có 558 bệnh nhân thì có 116 bệnh nhân nhập viện. Tháng 4 là đỉnh điểm của các ca mắc, với hơn 1.200 trường hợp dương tính với rubella. Trong tổng số bệnh nhân nhập viện thì đã có 48 ca viêm não, trong đó, 4 ca tình trạng nặng nề vẫn đang được theo dõi tại khoa. |
Theo dõi chặt 3-5 ngày sau khi hết sốt, lặn ban
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực (bệnh viện Nhiệt đới TƯ) cho biết, năm nay, số ca rubella có biến chứng viêm não tăng lên do số mắc rubella trong cộng đồng tăng cao. Với thai phụ, bệnh rất nguy hiểm vì dễ gây dị tật thai nhi. Còn ở người lớn, rubella khá lành tính với tỷ lệ biến chứng ít.
Tuy nhiên, BS Cấp cũng khuyến cáo, không nên quá lo lắng nhưng cũng không được chủ quan. Vì các ca biến chứng viêm não do rubella điều trị tại viện cũng khá nặng nề, phần lớn do nhận biết dấu hiệu kém nên đưa đến viện muộn.
“Nhiều người lầm tưởng, cứ bay hết ban là lành bệnh. Thực ra, với bệnh rubella, thời kỳ sốt, phát ban thì chưa hề xuất hiện biến chứng, mà yếu tố nguy cơ xuất hiện từ ngày 5,6,7 sau khi ban bay và không thể phòng được vì không thể biết được bệnh nhân nào sẽ có biến chứng. Vì thế, khi thấy ban lặn hết, hết sốt người bệnh không được chủ quan mà phải tự theo dõi. Nếu có biểu hiện đau đầu, buồn nôn, biểu hiện rối loạn tâm thần - những dấu hiệu sớm của viêm não thì cần đưa đến bệnh viện ngay. Đến muộn, tình trạng viêm não nặng nề, điều trị vô cùng khó khăn, có thể để lại những biến chứng thần kinh, thậm chí gây tử vong cho người bệnh”, BS Cấp cảnh báo.
Ngoài ra, theo các bác sĩ, do trước đây dịch rubella lại không lưu hành phổ biến trước đây vì thế hầu hết dân cư chưa có kháng thể. Vì thế, nếu có điều kiện, tốt nhất nên tiêm vắc-xin để phòng nguy cơ biến chứng.
(Theo Hồng Hải // Dân Trí)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.