Thấy con gái 14 tuổi sốt cao, kêu đau đầu, chị Hoàn (38 tuổi, Nam Định) nghĩ con bị ốm thường. Nhưng đến ngày thứ 4 thấy con vẫn không đỡ sốt, đến nửa đêm lại lên cơn co giật, chị vội đưa đi cấp cứu thì mới biết con bị viêm não - màng não.
->> Bệnh viêm não và những điều nên biết
Bác sĩ khám lại cho một trường hợp bị viêm màng não do virus. Ảnh: N.P. |
Trẻ được chuyển lên khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cấp cứu trong tình trạng sốt cao, rối loạn nhịp thở, có biểu hiện chậm chạp, lờ đờ.
Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, cho biết, con chị Hoàn bị viêm não - màng não do virus. Rất may là sau một tuần điều trị, trẻ đã giảm sốt, tinh thần khá lên và không để lại biến chứng gì nặng nề.
Cũng theo tiến sĩ Dũng, hiện là thời điểm bắt đầu vào mùa bệnh viêm não, màng não vì thế cha mẹ cần hết sức cảnh giác. Bệnh thường xảy ra đột ngột, có trẻ đang khỏe mạnh bỗng dưng sốt cao, co giật, dẫn đến lờ đờ, hôn mê trong 1-3 ngày. Diễn biến bệnh nặng lên rất nhanh.
"Điều đáng nói là một khi trẻ phải nhập viện thì thường tình trạng đã nặng, co giật, rối loạn ý thức, đau đầu, nghiêm trọng hơn thì rối loạn nhịp thở, nhịp tim, thân nhiệt. Nếu cứu được trẻ qua khỏi tuần đầu thì bệnh thường không để lại biến chứng gì", tiến sĩ Dũng nói.
Bệnh viêm não hay gặp ở trẻ trên một tuổi, gặp nhiều nhất ở trẻ 3-15 tuổi. Biểu hiện lâm sàng ở trẻ bị viêm não rất đa dạng và thay đổi tùy theo lứa tuổi. Bệnh thường khởi phát với các triệu chứng sốt cao, nôn, đau đầu…, một số trẻ có thể bị tiêu chảy. Đặc biệt, khi trẻ kêu đau đầu nhiều, cha mẹ cần nghĩ ngay đến bệnh viêm não, màng não và đưa con đi khám.
Tác nhân gây bệnh có thể do virus viêm não Nhật Bản, thường gặp ở trẻ chưa được tiêm phòng hoặc tiêm không đẩy đủ. Nhóm nguyên nhân thứ hai là các virus đường ruột, bệnh diễn biến bất thường, có trường hợp nhẹ, sau một tuần khỏi bệnh mà không để lại di chứng gì. Ngược lại có trẻ lại diễn biến nặng, tử vong rất nhanh. Nhóm virus này hiện chưa có vắcxin phòng.
Ngoài ra, trẻ bị viêm não, màng não có thể là biến chứng của các bệnh truyền nhiễm thường gặp như thủy đậu, quai bị... Hiện nay hay gặp nhất là các trẻ bị viêm não do virus đường ruột.
Bệnh diễn biến bất thường, không thể dự đoán trước khi nào trở nặng. Vì thế, nếu không may trẻ mắc bệnh, cha mẹ nên cho bé ở nhà nghỉ ngơi hoàn toàn, đồng thời theo dõi sát những biểu hiện của con. Nếu thấy trẻ bỏ ăn, bỏ chơi, không nói, người chậm chạp, lờ đờ... thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế, tiến sĩ Dũng cho biết.
Tiến sĩ Dũng khuyến cáo, để phòng bệnh, cha mẹ cần đưa con đi tiêm vắcxin viêm não Nhật Bản đầy đủ. Với nhóm virus đường ruột thì cần chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến sạch, ăn chín và rửa tay trước khi ăn.
Ngoài ra, hiện là thời điểm chuyển mùa, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhau lớn. Vì thế, cha mẹ cần cho trẻ mặc quần áo phù hợp, không để mặc quá nóng. Trẻ đang sốt mà mặc nóng thì sẽ càng sốt cao hơn.
Đồng thời, cũng không nên kiêng tắm cho bé. Lý do là vì trẻ bị sốt dễ ra mồ hôi, nhất là vào mùa hè nóng nên việc kiêng tắm chỉ khiến con ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc. Thậm chí, có bé không chịu được gãi nhiều gây chảy máu, dẫn đến nhiễm trùng, bệnh càng nặng hơn.
(Theo Nam Phương // VnExpress)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.