hotline Hotline: 0977 096 677

Nghêu chết trắng bãi, nông dân trắng tay

Năm 2013, người nuôi nghêu Gò Công (Tiền Giang) lại tiếp tục bị giáng một đòn thiệt hại nặng nề hàng trăm tỉ đồng khiến nông dân trắng tay. Nghề nuôi nghêu vốn được xem là “một vốn bốn lời” này nay phải đối diện với nhiều rủi ro mà nguyên nhân vì đâu bây giờ cũng chưa rõ. Và điều này dẫn đến nhiều hệ lụy.

Nghêu chết, hàng trăm tỉ đồng của người nuôi nghêu bị chôn vùi dưới đáy biển (ảnh chụp xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) - Ảnh: Thành Công

Tiêu điều làng nghêu

Những ngày này về vùng nuôi nghêu khu vực biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), mọi người đều cảm nhận thấy một bầu không khí ảm đạm bao phủ cả một vùng không gian rộng lớn. Đi vào hàng quán nào ven biển cũng nghe người dân hỏi nhau “nghêu nay có chết nữa không”, có người trả lời “còn đâu mà chết nữa” nghe như thắt từng đoạn ruột.

Nhiều người nuôi nghêu cho biết, năm nay, nghêu chết không chừa một ai cho dù là những hộ nuôi có nhiều kinh nghiệm. Tình trạng nghêu chết trầm trọng như mấy ngày qua sẽ khiến nhiều hộ nuôi nghêu khu vực biển Tân Thành rơi vào cảnh trắng tay.

Ông Trần Văn Vinh, ấp Cầu Muống, xã Tân Thành (huyện Gò Công Đông) cho biết, đợt nghêu chết này có thể nói là thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử nghề nuôi nghêu hàng chục năm ở khu vực biển Tân Thành. Trong 5 năm trở lại đây, nghêu nuôi khu vực này liên tục chết hàng loạt nên thời điểm này người nuôi nghêu có vốn thì coi như đứt vốn, còn hộ nào vay mượn vốn để nuôi nghêu thì coi như mất khả năng thanh toán.

“Năm nay, tình trạng vỡ nợ đối với nông dân làm nghề này sẽ diễn ra đại trà chứ không còn lẻ tẻ vài hộ như những năm trước. Riêng gia đình tôi, năm nay cũng mất 3-4 tỉ đồng vì nghêu chết, trong đó phần lớn tiền do các thành viên trong gia đình hùn hạp và một phần vay mượn”, ông Vinh chia sẻ.

Là người nuôi nghêu nhiều ở xã Tân Thành với diện tích thả nuôi gần 50 héc ta, ông Nguyễn Văn Nhịn cho biết, năm 2011, các sân nghêu của gia đình ông chỉ chết 50-60% nên cuối cùng lượng nghêu còn lại vẫn thu hoạch được, coi như thu hồi được vốn. Năm nay, sân nghêu thiệt hại nặng nhất là 100%, nhẹ nhất cũng 70-80%, trong khi nghêu đang trong giai đoạn chuẩn bị thu hoạch nên mức độ thiệt hại cao hơn nhiều các năm trước.

“Nghêu chết đợt này có giá giống vào thời điểm thả nuôi quá cao, từ 140-170 đồng/con nên chi phí đầu tư rất lớn. Tính ra, thiệt hại từ đợt nghêu chết năm nay của gia đình tôi khoảng 13-14 tỉ đồng. Số nghêu còn lại chưa chết tính đến thời điểm này nếu thu hoạch được cũng chỉ đạt giá trị khoảng 1 tỉ đồng”, ông Nhịn chua xót nói.

Cũng bị thiệt hại nặng nề trong đợt nghêu chết này, ông Võ Minh Động, ấp Cây Bàng, xã Tân Thành ngậm ngùi nói: theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, đầu tháng 5/2012 tôi mới bắt đầu thả nuôi vụ nghêu mới với cỡ giống lớn 200 con/kg trên diện tích khoảng 9 héc ta. Tuy nhiên, do nghêu chậm lớn, giá rẻ nên định giữ lại chờ giá cao hơn mới bán. Chẳng may từ đầu tháng 3/2013 đến nay thì nghêu chết hàng loạt với tỷ lệ thiệt hại lên tới 70%.

Mất trắng trong đợt nghêu chết này là trường hợp của ông Phạm Văn Lước, ấp Bà Canh với tổng diện tích sân nghêu thả nuôi khoảng 51 héc ta, tỷ lệ thiệt hại gần như 100%. Tổng sản lượng nghêu của ông Mánh bị thiệt hại trên 400 tấn, nếu tính giá nghêu chỉ 20.000 đồng/kg thì giá trị thiệt hại đã lên hơn 8 tỉ đồng.

Dẫn đến nhiều hệ lụy

Mặc dù, nghêu chết bất thường hàng loạt đã nhiều năm qua nhưng đến nay việc xác định chính xác nguyên nhân gây chết nghêu để có biện pháp phòng trị hiệu quả vẫn còn bỏ ngỏ, và như vậy người nuôi nghêu vẫn phải bất lực nhìn nghêu chết.

Ông Ngô Phi Trường, Chủ tịch UBND xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông cho biết, năm nay ngoài việc thời tiết diễn biết bất thường như nắng nóng kéo dài, độ mặn tăng cao… thì nghêu nuôi cũng chậm lớn, ốm hơn so với mọi năm. Đến nay, toàn xã đã có 183 hộ nuôi nghêu bị thiệt hại từ 50-100% trên diện tích hơn 1.300 héc ta, tổng giá trị thiệt hại gần 300 tỉ đồng.

Kết thúc vụ nghêu này nông dân nuôi nghêu sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tái sản xuất bởi khi có thông tin nghêu chết rải rác thì thương lái đã yêu cầu nông dân nuôi nghêu trừ hao hụt 50%. Đến khi nghêu chết hàng loạt trên diện rộng thì thương lái lại từ chối thu mua vì lo ngại chất lượng nghêu không đảm bảo. Do đó, khuyến cáo tranh thủ thu hoạch nghêu lớn để hạn chế thiệt hại của ngành chức năng là khó thực hiện trong hoàn cảnh này.

Ông Nguyễn Văn Quý, Phó trưởng Phóng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông cho biết, diện tích nuôi nghêu toàn huyện Gò Công Đông khoảng 2.000 héc ta. Trong hai năm 2010 và năm 2011, nghêu chết hàng loạt làm nhiều hộ nuôi nghêu trắng tay. Sang năm 2012, người nuôi nghêu chưa trọn vẹn niềm vui khi nghêu phát triển bình thường nhưng giá giảm mạnh, khó tiêu thụ. Bước vào đầu tháng 2/2013 thì nghêu chết rải rác từ khơi vào đất liền và chết hàng loạt trong tháng 3/2013 với mức độ thiệt hại ngày càng cao.

Theo bà Huỳnh Thị Tỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông, việc nghêu chết trong những ngày qua được cơ quan chức năng theo dõi hàng ngày. Huyện cũng đã phối hợp với Chi cục Thú y, Chi cục Thủy sản và các cơ quan hữu quan tiến hành khảo sát, đánh giá thiệt hại cũng như tìm nguyên nhân gây chết nghêu nhưng đến thời điểm này chưa có kết quả.

Hậu quả của đợt thiệt hại nghêu này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp lên người nuôi nghêu mà còn kéo theo hàng ngàn lao động phục vụ nghề này bị mất việc làm. Theo thống kê sơ bộ, hàng năm vùng nuôi nghêu ven biển Tân Thành giải quyết việc làm cho gần 300 ngàn ngày công lao động với tiền công phụ nữ 60 ngàn đồng/ngày, nam giới thu nhập 100 ngàn đồng/ngày. Xa hơn còn ảnh hưởng đến nguồn nghêu nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu dẫn tới giảm kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước năm 2013.

(Theo Tienphong Online)

Thymomodulin - Davinmo - Dược phẩm Davinci Pháp
Siro Davinmo - Một sản phẩm có Thymomodulin là thành phần chính 
 

 

1001 Mẹo vặt

Cách phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Món ngon 365 ngày

Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Sử dụng thuốc nên biết

Tầm quan trọng của vitamin D3 với cơ thể con người

Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.

Dược phẩm   Y học   Sức khỏe   Thuốc đặc trị   Thuốc bổ   Thực phẩm chức năng    Cẩm nang thuốc     Thuốc tân dược    Thuốc đông y    Hỏi đáp về thuốc     Chăm sóc trẻ    Mang thai     Bà bầu    Tình dục    Phòng khám    Tin tức    Cuộc sống 24h    Giúp cơ thể tăng sức đề kháng    Tuần hoàn não    Trẻ phát triển chiều cao     Trái tim khỏe mạnh     Men tiêu hóa trẻ em    Giải độc gan    Bảo vệ gan  Phát triển trí não cho bé    Còi xương  Loãng xương    Xương khớp    Tăng cường trí nhớ     Trẻ biếng ăn Trẻ lười ăn    Trẻ nhác ăn    Trẻ em  ho    Trẻ chậm lớn Vitamin    Chậm lớn    Chậm phát triển Đau đầuChóng mặt Bài thuốc dân gian  Phòng khám đa khoa  Phòng khám nhi  Phòng khám da liễu  Viêm họng  Đau mắt  Dinh dưỡng  Đau lưng   Người cao tuổi    Nitroglycerin     Nifedipin Nefazodon   Nabumeton Nafarilin     Metoprolol    Metoclopramid   Methotrexat    Mesalamin    Medroxy progesteron     Meclophenamat Ung thư