Do xuất khẩu qua nhiều khâu trung gian, khiến giá gạo Việt Nam tăng cao làm giảm sức cạnh tranh so với những quốc gia cùng xuất khẩu gạo vào Châu Phi. Ảnh: TL. |
Do không tiếp cận được trực tiếp các nhà nhập khẩu từ châu Phi, gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này thường qua các công ty trung gian quốc tế đã làm giảm sức cạnh tranh. Đây là một trong những nguyên nhân chính của việc xuất khẩu gạo sang châu Phi giảm mạnh trong 2 tháng đầu năm 2013.
Theo Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á, hai tháng đầu năm 2013 giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng so với gạo của các quốc gia khác xuất khẩu vào châu Phi nên nhiều nhà nhập khẩu đã giảm lượng nhập từ Việt Nam. Xuất khẩu gạo sang một số thị trường lớn như Bờ Biển Ngà, Ghana và Senegal gặp nhiều khó khăn, kim ngạch giảm mạnh. Tại khu vực thị trường này, gạo Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của gạo giá rẻ Ấn Độ và Thái Lan. Nếu giá bán gạo Việt Nam bằng với giá gạo Ấn Độ thì cũng khó cạnh tranh vì khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và châu Phi xa hơn, dẫn đến chi phí vận chuyển cao hơn.
Giám đốc một doanh nghiệp ở Đồng Tháp chuyên xuất khẩu gạo sang thị trường châu Phi, cho hay từ đầu năm đến nay, công ty của ông đã tạm ngưng xuất khẩu sang thị trường châu Phi. Vì công ty vẫn chưa thu được những khoản nợ cũ từ những lần xuất khẩu trước.
“Khó khăn lớn nhất của hoạt động xuất khẩu sang thị trường châu Phi chính là khâu thanh toán. Do năng lực tài chính có hạn nên nhà nhập khẩu châu Phi thường đề nghị mua gạo trả chậm từ 30 đến 90 ngày", vị giám đốc nói trên cho hay. Ông nói thêm để giảm thiểu khả năng rủi ro, doanh nghiệp buộc phải bán qua trung gian là những công ty thương mại quốc tế. Tuy nhiên, khi bán qua trung gian, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm mạnh, khiến nhiều công ty không còn “mặn mà” với thị trường châu Phi.
Một trở ngại nữa là doanh nghiệp hai bên thường thiếu thông tin về thị trường, đối tác của nhau. Cũng theo Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á, trong tháng 1-2013, giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam đã giảm 20% so với cùng kỳ năm trước. Mặt khác, lượng gạo dự trữ của châu Phi từ năm ngoái vẫn còn tương đối lớn nên nhu cầu mua gạo giảm và việc nhập khẩu sẽ chậm hơn nhất là những tháng đầu năm. Bên cạnh đó, để bảo đảm an ninh lương thực, nhiều quốc gia châu Phi đẩy mạnh việc triển khai các chương trình tự túc lương thực, trong đó có việc tập trung phát triển trồng lúa nước.
Năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng gạo sang 30 trên tổng số 55 nước châu Phi đạt kim ngạch 763,3 triệu đô la Mỹ, tăng 2% so với năm 2011. Gạo tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào châu Phi, chiếm 30% tổng giá trị xuất khẩu sang châu Phi và chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thế giới. |
(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.