Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố, Việt Nam là nước đầu tiên thí điểm điều trị HIV 2.0 - một thế hệ điều trị mới có thể giảm các ca tử vong liên quan đến AIDS và giúp dự phòng lây nhiễm HIV. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên báo Sức khỏe & Đời sống đã có cuộc trao đổi với PGS.TS. Bùi Đức Dương, Phó cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam.
PV: Thưa ông, xuất phát từ đâu WHO lại chọn Việt Nam là nước đầu tiên thí điểm điều trị HIV 2.0?
Ông Bùi Đức Dương: Không phải WHO chọn Việt Nam mà Cục phòng chống HIV/AIDS Bộ Y tế đã thảo luận và phối hợp với WHO, UNAIDS đăng ký làm thí điểm chiến lược điều trị này. Chiến lược điều trị HIV 2.0 là một sáng kiến chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Chương trình phối hợp Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), bao gồm một phác đồ thuốc tối ưu hơn cho những người sống với HIV, các công cụ chẩn đoán rẻ và đơn giản hơn và dịch vụ chủ yếu do cộng đồng tự thực hiện với chi phí thấp.
PV: Ông có thể nói rõ hơn về chiến lược điều trị này?
Ông Bùi Đức Dương: Đây là một chiến lược chăm sóc điều trị mới có sự phối hợp giữa dự phòng, chẩn đoán và chăm sóc, hỗ trợ điều trị. Chiến lược điều trị 2.0 được sử dụng trong giai đoạn 2011-2015 gồm 5 phần:
- Tối ưu hóa công thức điều trị cho người nhiễm HIV: Hiện nay có nhiều công thức điều trị khác nhau. Bệnh nhân phải uống nhiều viên (loại) thuốc/lần uống và uống nhiều lần (2 lần)/ngày thì với việc tối ưu hóa này, đối với một bệnh nhân mới chỉ cần một công thức. Bằng việc sử dụng viên thuốc phối hợp (kết hợp nhiều loại thuốc trong một viên thuốc) sẽ giảm được số lượng viên thuốc uống/lần uống và giảm số lần uống/ngày. Các thuốc này có tác dụng tương hỗ lẫn nhau và không ảnh hưởng tới các thuốc điều trị khác (ví dụ như thuốc chống lao, thuốc tránh thai... ) và thích hợp với cả người lớn, trẻ em, phụ nữ mang thai... Mục tiêu là làm cho người bệnh uống thuốc thuận lợi, dễ dàng hơn và đạt kết quả điều trị cao.
Tối ưu hóa ở đây còn có nghĩa là giảm nhu cầu cần theo dõi, xét nghiệm trong quá trình điều trị. Tất cả quy trình sẽ đơn giản hơn chứ không phức tạp như hiện nay. Làm được như vậy, chương trình phòng chống HIV/AIDS sẽ thuận lợi triển khai tới cộng đồng, tới y tế cơ sở, tiến tới giảm giá thành trực tiếp và gián tiếp không chỉ cho người bệnh mà còn tiết kiệm chi phí cho những nơi cung cấp dịch vụ.
- Sử dụng các điểm chẩn đoán HIV tại các cơ sở chăm sóc điều trị bằng các kỹ thuật đơn giản: Từ trước tới nay các dịch vụ như OPC (phòng khám ngoại trú), VCT (tư vấn xét nghiệm tự nguyện) hoạt động rời rạc nhau gây tốn kém nhân lực và tỷ lệ bệnh nhân không đến cơ sở chăm sóc điều trị khá cao thì bây giờ khâu chẩn đoán nhiễm HIV phải ở ngay tại nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị có sẵn các thuốc ARV để thuận lợi cho người bệnh. Nghĩa là, sử dụng các test nhanh để chẩn đoán tại cơ sở điều trị và có kết quả trả lời sớm cho bệnh nhân. Khi có kết quả chẩn đoán HIV dương tính sẽ được kết nối ngay với cơ sở điều trị, bệnh nhân được đăng ký quản lý và cung cấp các dịch vụ có liên quan, tránh mất dấu bệnh nhân và bệnh nhân sẽ được điều trị sớm hơn.
- Giảm giá thành dịch vụ, các chi phí cho người bệnh cũng như của nơi cung cấp dịch vụ: Ngoài việc giảm giá thành về thuốc, các xét nghiệm, trang thiết bị nếu bệnh nhân được chẩn đoán sớm và điều trị sớm hơn sẽ giảm chi phí cho người bệnh thông qua việc giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị bằng thuốc nhiễm trùng cơ hội. Nếu chúng ta cung cấp các dịch vụ này càng gần người dân đến tận tuyến xã thì người dân sẽ bớt được cả chi phí đi lại.
- Phải thích nghi với hệ thống cung cấp dịch vụ hiện có: Nghĩa là chiến lược này phải được áp dụng vào hệ thống y tế hiện hành. Chúng ta lồng ghép và phân cấp cho tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là tuyến huyện, xã (phường), y tế thôn bản, sử dụng hệ thống dự phòng để cung cấp BCS, BKT và các hệ thống chăm sóc điều trị khác trong chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS.
Phòng chống HIV/AIDS không hình thành hệ thống riêng. Việc lồng ghép dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV vào hệ thống y tế hiện có sẽ tiết kiệm nhân lực, chi phí và mở rộng hơn tới người dân, để người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa cũng có thể tiếp cận được với các dịch vụ về HIV/AIDS, đồng thời tăng cường hơn sức mạnh của hệ thống y tế cơ sở.
- Tăng cường sự huy động của cộng đồng trong việc hỗ trợ đối với người nhiễm HIV và người có nguy cơ lây nhiễm HIV: Thông qua việc này chúng ta sẽ bảo vệ được quyền con người.
Chăm sóc bệnh nhân HIV ở BV 09 - Hà Nội. Ảnh: TH |
PV:
Như vậy, đây là một chiến lược mới ưu việt hơn, đảm bảo tính lâu dài cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS. Vậy xin ông cho biết, kế hoạch triển khai chiến lược điều trị này ở nước ta?
Ông Bùi Đức Dương: Trong giai đoạn đầu chúng ta sẽ làm thí điểm tại hai nơi: là Điện Biên và thành phố Cần Thơ. Điện Biên đại diện cho khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi mà điều kiện về y tế còn khó khăn. Cần Thơ là khu vực đồng bằng có hệ thống y tế tương đối tốt. Cả hai nơi này đều có tỷ lệ người nhiễm HIV/100.000 dân và người nghiện chích ma túy rất cao.
Sau khi triển khai tại hai tỉnh, thành phố trên chúng ta sẽ rút kinh nghiệm và triển khai giai đoạn 2, mở rộng ra một số tỉnh, thành phố khác. Tuy nhiên, khi mở rộng chúng ta cũng không mở ào ạt mà chọn những tỉnh, thành có tỷ lệ người nhiễm HIV và người nghiện chích cao.
PV: Xin cảm ơn ông!
( theo suckhoedoisong)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.