Tại Nghệ An, từ đầu tháng 8/2011 bệnh chân tay miệng xuất hiện rải rác ở nhiều nơi, đến nay đã ghi nhận có 57 ca mắc bệnh ở 13/20 huyện/thành/thị (chưa có tử vong).
->> Nhận biết sớm bệnh tay chân miệng
->> Chuyên đề: Bệnh tay chân miệng và cách phòng chữa bệnh
Hiện Nghệ An có 57 trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng tại ở 13 huyện, thành, thị và chưa có tử vong. Đặc biệt, tại huyện Diễn Châu có 5 xã đã có người mắc bệnh này gồm Diễn Liên có 16 ca, Diễn Hoa 10 ca, Diễn Hùng 8 ca… Qua giám sát và điều trị tích cực, đến nay đã điều trị khỏi 36 bệnh nhân, không có trường hợp nào tử vong.Sau khi xuất hiện bệnh tay - chân - miệng, Trung tâm y tế huyện đã tiến hành khoanh vùng xử lý dịch bệnh theo đúng quy định; triển khai các biện pháp phòng chống bệnh tay - chân - miệng trong cộng đồng, đặc biệt là các nhà trẻ, mẫu giáo, trường học; phát hiện sớm các trường hợp sốt, loét miệng, phỏng nước để thông báo cho gia đình và cơ sở y tế xử lý kịp thời; thực hiện vệ sinh dụng cụ học tập, đồ chơi, nhà vệ sinh hằng ngày bằng nước xà phòng và lau bằng dung dịch Chloramin B 2%; các dụng cụ ăn uống phải được ngâm, tráng nước sôi trước khi sử dụng.
Nghệ An đã có 57 trẻ em mắc bệnh chân tay miệng.
Thực hiện Công điện số 1439/CĐ-TTg ngày 22/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 06/CT-BYT ngày 18/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch tay chân miệng. Căn cứ tình hình dịch bệnh tay chân miệng đang xẩy ra trên địa bàn tỉnh, nhằm tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch đạt hiệu quả cao, Sở Y tế đã triển khai kế hoạch phòng, chống dịch tay chân miệng trên địa bàn tỉnh.
Sở Y Nghệ An tế yêu cầu các huyện, thành, thị, trường học và các bệnh viện chủ động giám sát phát hiện sớm các trường hợp bệnh, bao vây và xử lý kịp thời không để dịch tay chân miệng lan rộng trong trường học và cộng đồng, đồng thời chẩn đoán, điều trị có hiệu quả cho các bệnh nhân mắc bệnh, hạn chế thấp nhất tử vong do dịch.
Chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch tay chân miệng. Đặc biệt chú trọng đến các biện pháp phòng bệnh. Phối hợp với Ngành Giáo dục và Đào tạo tăng cường chỉ đạo triển khai phòng chống dịch tay chân miệng trong trường học. Các đội cấp cứu cơ động, đội phòng chống dịch cơ động chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị, Chloramin B sẵn sàng triển khai bao vây, xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để không để dịch lan rộng.
Phối hợp với các trường học tổ chức tổng vệ sinh môi trường lớp học (lau rửa sàn nhà, lau bàn ghế, đồ chơi bằng Chloramin B 2% hoặc bằng nước xà phòng). Hướng dẫn cộng đồng, đặc biệt là học sinh thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như: rửa tay sạch sẽ trước và sau khi đi vệ sinh, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, vệ sinh răng miệng luôn sạch sẽ. Thực hiện ăn chín, uống sôi để hạn chế các bệnh lây theo đường tiêu hóa nói chung, trong đó có bệnh tay chân miệng. Chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện/thành/thị tăng cường giám sát công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt trong các trường học.
Tăng cường tuyên truyền về các biện pháp phòng chống dịch trong cộng đồng và phối hợp với các trường học tổ chức tuyên truyền phòng chống bệnh tay chân miệng cho cán bộ, giáo viên và học sinh.
Các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế và bệnh viện ngoài công lập cần tăng cường khám sàng lọc phát hiện sớm ca bệnh tay chân miệng để cách ly, điều trị hạn chế thấp nhất tử vong do bệnh tay chân miệng. Báo cáo kịp thời ca bệnh tay chân miệng với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và Trung tâm y tế các huyện/thành/thị để phối hợp giám sát, điều tra, xử lý dịch tại cộng đồng. Giám sát phát hiện sớm ca bệnh tại cộng đồng và trường học để triển khai xử lý dịch kịp thời, triệt để không để dịch lan rộng; khuyến cáo người dân khi phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh phải thông báo cho nhà trường và cơ sở y tế đồng thời cho trẻ không đến lớp ít nhất 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh và chỉ đến lớp khi hết loét miệng, hết phỏng nước.
Đặc biệt, khi trường mầm non có từ 2 trẻ trở lên trong một nhà, hoặc lớp mẫu giáo bị mắc bệnh tay chân miệng trong vòng 7 ngày, thì nhà trường nên cho cả lớp đó nghỉ học 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca bệnh cuối cùng, nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lan rộng.
Các Bác sĩ chuyên khoa II bệnh viện Nhi Nghệ An cho biết, so với các địa phương khác, bệnh tay chân miệng xuất hiện ở Nghệ An muộn hơn, số bệnh nhân cũng không nhiều và một điều rất đáng mừng là hiện chưa có trường hợp nào bị biến chứng. Tuy nhiên trước sự bùng phát và lây lan rộng của dịch bệnh này trên cả nước, bệnh viện Nhi Nghệ An cũng đã có nhiều biện pháp trong đối phó với bệnh.
(Theo Nguyễn Duy // Dân trí)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.