Sáng nay, bé Trung 26 tháng tuổi qua đời tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, nâng lượng trẻ chết vì bệnh tay chân miệng của tỉnh lên con số 5. Dịch đang lan rộng khắp 13/14 huyện thành, tập trung chủ yếu ở bé 1-3 tuổi.
->> Tìm hiểu về bệnh tay chân miệng
->> Tổng quan về dịch bệnh tay chân miệng
Theo các bác sĩ khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, bé Trung mắc bệnh tay chân miệng độ 4. Bé trai này quê ở thị trấn Sông Vệ, huyện Tư Nghĩa, nhập viện trong tình trạng sốt cao, co giật nhẹ và khó thở. Sau 4 ngày điều trị bằng thuốc hỗ trợ Gamaglolin nhưng diễn biến của bệnh vẫn không thuyên giảm.
Hiện tại, khoa Nhi tiếp nhận và điều trị cho trên 250 bệnh nhi mắc tay chân miệng, trong đó độ 2 - độ cận nguy hiểm là 60 trẻ, hai em ở cấp độ 3.
Một em bé bị bệnh tay chân miệng đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín |
Theo thống kê của Sở Y tế Quảng Ngãi, ca bệnh tay chân miệng xuất hiện đầu tiên tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn. Tính đến chiều nay, toàn tỉnh ghi nhận gần 1.500 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 5 cháu tử vong. Bệnh lan rộng tại 125 xã, phường, thị trấn của 13/14 huyện, thành phố trong tỉnh và tập trung chủ yếu ở nhóm 1-3 tuổi.
Bệnh tay chân miệng bùng phát mạnh tại Quảng Ngãi từ giữa tháng 5 đến nay. Dịch có dấu hiệu ngày càng phức tạp và lan rộng với sự xuất hiện của chủng virus mới là Enterovirus 71 (EV71), gây biến chứng màng não, suy tim…
Hiện tại, hệ thống y tế dự phòng đã chủ động tư vấn, hướng dẫn và cấp 1.500 kg Cloramin B 2% cho 350 trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ gia đình và hộ gia đình để xử lý môi trường, lau rửa nền nhà, vật dụng sinh hoạt, đồ chơi của trẻ. Y tế dự phòng cũng tổ chức hơn 200 đợt phun hóa chất xử lý môi trường, khử khuẩn bề mặt các nhà trẻ, trường mầm non, mẫu giáo có ca bệnh hoặc nguy cơ cao và các bệnh viện, phòng khám tư nhân định kỳ 2 lần một tuần…
Nhân viên y tế dự phòng đang phun thuốc khử trùng các khu vực nguy cơ bị dịch bệnh tay chân miệng. Ảnh: Trí Tín |
Trước tình hình này, ông Phạm Hồng Phương, giám đốc Sở Y tế lo lắng: “Mặc dù ngành y tế đã dốc hết sức để phòng chống nhưng bệnh tay chân miệng vẫn đang diễn biến phức tạp trong tiết trời nắng nóng, số bệnh nhân vẫn đang tiếp tục tăng và chưa có dấu hiệu giảm”.
(Theo Trí Tín // VnExpress)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.