hotline Hotline: 0977 096 677

“Quá tải BV không thể đổ riêng cho ngành y tế”

 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã cho biết như vậy khi trao đổi với báo giới về chất lượng bệnh viện hiện nay, bên lề kỳ họp Quốc hội sáng ngày 27/5. 

 
Theo chia sẻ của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Trong một thời gian ngắn vừa qua, Bộ Y tế đã tập trung ngân sách và đầu tư không dàn trải nên đã cho ra đời những cơ sở y tế như Bệnh viện K (cơ sở 2) Tân Triều với qui mô 300 giường, năm nay nâng lên 500 giường. Hay là bệnh viện Nội tiết cơ sở 2 ở Thanh Trì, nhìn như một bệnh viện nước ngoài, từ khoa khám bệnh đến giường bệnh. Hay hiện nay, những nơi như Tim mạch Bạch Mai, Khoa khám bệnh Bạch Mai… cũng đã khác hẳn ngày xưa, không còn chật chội, chen chúc, có phòng máy lạnh, lấy số thứ tự điện tử, phòng ốc khang trang.
Nhưng thưa Bộ trưởng, ở đâu đó vẫn còn có người than phiền về chất lượng của các phòng nội trú, chất lượng bệnh viện tuyến dưới nên người bệnh mới phải “vùng vẫy” lên tuyến trên, gây quá tải tuyến trên như hiện nay?
 
Phòng nội trú vẫn chưa giảm tải được khi mà chưa được xây mới. Còn một số bệnh viện vệ tinh mới được xây dựng cần có thời gian chuyển giao công nghệ cho bệnh viện tỉnh. Ví dụ hiện nay, Phú Thọ, Ninh Bình, Nghệ An… đã làm được thì sau một thời gian bệnh nhân ung bướu, tim mạch, chấn thương ở những nơi này không còn chuyển lên tuyến trên nữa. Nhưng làm được điều này cũng phải mất một vài năm.
 
Hiện nay, Bộ Y tế đang triển khai bệnh viện vệ tinh. Những bệnh viện đó sẽ thay thế làm các kỹ thuật tương đương như Bạch Mai, Việt Đức… sẽ giảm tải cho tuyến trên. Ngoài ra, các bệnh viện tuyến trên cũng sẽ được mở rộng. Từ khi giải phóng đến giờ, ở Hà Nội mới chỉ xây thêm được Bệnh viện Thanh Nhàn và Phụ sản Hà Nội. Trong khi đó, dân số thì gấp đôi, nhu cầu khám chữa bệnh tăng lên rất nhiều. Quá tải là chắc chắn. Số giường bệnh trên 1.000 dân của mình rất thấp (chỉ 22 giường) trong khi của các nước là 40 giường - 80 giường bệnh/1.000 dân.
 
Vẫn biết để giải quyết bài toán “quá tải bệnh viện” cần có thời gian, nhưng nếu ở kỳ họp này, đại biểu Quốc hội tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Y tế về thời điểm giảm tải cho các bệnh viện thì câu trả lời của bà là gì?
 
Câu hỏi này cũng phải dành cho Nhà nước, Bộ Y tế không thể xây nhà được. Không có tiền làm nhà, không có tiền xây bệnh viện, không có tiền mua trang thiết bị. Chúng tôi rất chia sẻ với cử tri và cảm thấy đau xót vô cùng với những nỗi đau của người dân phải chịu, nằm ghép, phải chờ đợi lâu.
 
Cái chính ở đâu là phải có tiền để đầu tư, Nhà nước mình đã cố gắng nhưng không thể giải quyết một sớm một chiều. Tôi nghĩ, nếu đầu tư mạnh hơn nữa và sắp tới Chính phủ sẽ đầu tư, thì các bệnh viện sẽ được mở ra.
 
Bà có nói đến vấn đề đầu tư nhưng theo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2011 thì ngành y tế lại chỉ giải ngân hết 89,1% số được giao?
 
Cái này là nằm trong bảo hiểm y tế, phần kết dư. Đầu tư cơ sở hạ tầng gần như quyết toán gần hết. Đối với các công trình y tế, toàn bộ tuyến tỉnh thì mới cấp được 30% tổng số theo nhu cầu, tuyến huyện thì khoảng gần 80%. Thế nên, tính tổng thể thì chỉ được một nửa cho tất cả. Còn tuyến trung ương thì chưa có gì, sắp tới mới có.
 
Vậy thưa Bộ trưởng, ngành y tế có kiến nghị cơ chế gì để tăng nguồn đầu tư?
 
Vừa rồi mình điều chỉnh giá dịch vụ đấy. Giá dịch vụ thực chất không phải để xây dựng mà chỉ để tính vào những chi phí trực tiếp, là 4/7 yếu tố. Ví dụ ngày trước người dân phải đi mua thuốc, vật tư y tế rất nhiều (bông băng, gang tay…) thì giờ những cái đó được tính vào chi phí trực tiếp.
 
Nhưng theo chỉ thị về nâng cao chất lượng, các giám đốc bệnh viện đã dành những chi phí đó trước mắt là để mở rộng cho khoa khám bệnh, kê thêm ghế ngồi, mở thêm vé điện tử, hẹn giờ khám bệnh, rồi một số mua thêm giường bệnh, sắm thêm quạt…
 
Theo đánh giá của Bộ trưởng, phát hành trái phiếu Chính phủ có phải là một giải pháp tốt đối với ngành y tế?
 
Vấn đề là ngân sách của chúng ta hạn hẹp. Còn trái phiếu Chính phủ cho y tế, chúng tôi sẽ đề nghị nhưng có được chấp thuận hay không thì chưa biết.
 
Trong tổng hợp cử tri của Mặt trận Tổ quốc đặt ra thì cử tri vẫn yêu cầu Nhà nước tăng cường đầu tư cho y tế, bởi tình tạng quá tải không thể đổ riêng cho ngành y tế mà thuộc về cả hệ thống chính trị. Ngành y tế không thể làm ra nhà, làm ra bệnh viện và mua sắm trong khi ngân sách thì thấp, giá dịch vụ thì không được tăng… Vừa rồi tăng giá dịch vụ y tế chỉ tăng 3 trên 7 yếu tố chi phí trực tiếp, còn khấu hao tài sản không có, lương chưa có, xây dựng cơ bản chưa có…
 
Lộ trình đến bao giờ tiếp tục tăng viện phí, thưa bà?
 
Cái này phải theo Nghị định 85, theo quỹ chi trả bảo hiểm và sức chịu đựng của người dân. Vừa rồi tăng giá dịch vụ y tế, các bệnh viện tuyến tỉnh đều rất phấn khởi, chất lượng tốt hơn hắn và người nghèo được chi trả hết trong bảo hiểm chứ không phải mua thêm. Ví dụ, trước kia một bệnh nhân đi cắt amiđan, nếu không có thẻ bảo hiểm thì phải mua thêm thuốc tê, kháng sinh còn bây giờ với giá mới thì nằm trong đó hết.
 
- Xin cảm ơn Bộ trưởng!
 
Theo Dân Trí

Thymomodulin - Davinmo - Dược phẩm Davinci Pháp
Siro Davinmo - Một sản phẩm có Thymomodulin là thành phần chính 
 

 

1001 Mẹo vặt

Cách phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Món ngon 365 ngày

Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Sử dụng thuốc nên biết

Tầm quan trọng của vitamin D3 với cơ thể con người

Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.

Dược phẩm   Y học   Sức khỏe   Thuốc đặc trị   Thuốc bổ   Thực phẩm chức năng    Cẩm nang thuốc     Thuốc tân dược    Thuốc đông y    Hỏi đáp về thuốc     Chăm sóc trẻ    Mang thai     Bà bầu    Tình dục    Phòng khám    Tin tức    Cuộc sống 24h    Giúp cơ thể tăng sức đề kháng    Tuần hoàn não    Trẻ phát triển chiều cao     Trái tim khỏe mạnh     Men tiêu hóa trẻ em    Giải độc gan    Bảo vệ gan  Phát triển trí não cho bé    Còi xương  Loãng xương    Xương khớp    Tăng cường trí nhớ     Trẻ biếng ăn Trẻ lười ăn    Trẻ nhác ăn    Trẻ em  ho    Trẻ chậm lớn Vitamin    Chậm lớn    Chậm phát triển Đau đầuChóng mặt Bài thuốc dân gian  Phòng khám đa khoa  Phòng khám nhi  Phòng khám da liễu  Viêm họng  Đau mắt  Dinh dưỡng  Đau lưng   Người cao tuổi    Nitroglycerin     Nifedipin Nefazodon   Nabumeton Nafarilin     Metoprolol    Metoclopramid   Methotrexat    Mesalamin    Medroxy progesteron     Meclophenamat Ung thư