hotline Hotline: 0977 096 677

Nói và làm: Khi cả làng phá sản

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam liên tiếp lên tiếng về tình trạng ngày càng đi xuống của các làng nghề. Nhẹ thì gặp khó khăn đầu ra do thị trường thu thu hẹp, lợi nhuận suy giảm khi chi phí và lãi vay tăng lên... nặng thì dừng sản xuất, cắt giảm nhân công.

Và thậm chí, không ít người đóng xưởng, bán máy... giải thể cơ sở để khỏi nặng gánh chi phí nợ nần.

Xã Phú Túc - Phú Xuyên - Hà Nội có nghề mây tre đan. Xứng với cái tên đó, làng nghề này đã có một thời nổi tiếng hưng vượng với nghề truyền thống làm mây tre đan xuất khẩu, ở làng mà như một khu công nghiệp, người giàu có tiền tỷ cũng chả thua nơi nào... Người dân sống sung túc trê chính mảnh đất và nghề nghiệp của cha ông mà không không phải ly hương. Thế nhưng, Phú Túc bây giờ không còn được như xưa, cảnh sôi động sản xuất một thời đã lùi xa, người lao động và gia đình của họ từng được sống ung dung trên tại quê nhà đành chấp chấp nhận ly tán, tha hương kể kiếm ăn.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, những khó khăn của kinh tế trong nước, năng lực cạnh tranh yếu đã dồn Phú Túc đến chỗ khó khăn. Đầu ra, các thị trường xuất khẩu lớn ngày càng co hẹp, giảm giá, trong khi khi chi phí đầu vào từ nguyên liệu, lãi vay, các chi phí khác đều tăng cao... khiến cho sản xuất của làng nghề ngày càng đi xuống. Người dân ở đây cũng rất lo ngại, nếu không có một biện pháp nào đó Phú Túc sẽ rơi vào số phận như nhiều làng nghề khác đã chết hẳn.

Câu chuyện Phú Túc gợi nhờ lại một sự kiện buồn ở Quảng Nam. Trước tết, tỉnh này đã phải hỗ trợ mấy chục tấn gạo cho người dân cho những người dân ở làng nghề nổi tiếng nổi tiếng về dệt lụa ở Duy Xuyên, khi sản xuất kinh doanh ở đây đã đình đốn trong những năm qua khiến cho người dân nơi đây rơi vào khốn khó. Làng nghề nổi tiếng một thời với hàng ngàn máy dệt, thu hút lao động của cả một vùng rộng lớn làm ra những sản phẩm nức tiếng Bắc - Nam thì nay đã gần như tê liệt khi hàng chục cơ sở sản xuất bán máy móc, những DN nào cố cầm cự cũng phải cắt giảm nhân công, sản xuất... chỉ hoạt động cầm chừng.

Những câu chuyện của hai làng nghề trên chỉ là điển hình nhỏ cho tình trạng khó khăn của các làng nghề Việt Nam hiện nay. Danh sách những làng nghề như thế không hề ít, thậm chí, đến cả những làng nghề nổi tiếng về giàu, làm ăn lớn từ thủ công mây trẻ đến may mặc hay lớn hơn là công nghiệp chế biến giấy, sản xuất và buôn bán đồ gỗ... đều chung cảnh khó khăn và suy giảm.

Thực tế, liên tiếp trong nhiều năm qua, có thể lấy mốc khủng hoảng kinh tế từ 2008 đến nay, rất nhiều làng nghề đã bị tác động và gặp nhiều khó khăn và rơi vào cảnh bi đát. Hiệp hội Làng nghề Việt Nam liên tiếp lên tiếng về tình trạng ngày càng đi xuống của các làng nghề. Nhẹ thì gặp khó khăn đầu ra do thị trường thu thu hẹp, lợi nhuận suy giảm khi chi phí và lãi vay tăng lên... nặng thì dừng sản xuất, cắt giảm nhân công và thậm chí không ít người đóng xưởng, bán máy... giải thể cơ sở để khỏi nặng gánh chi phí nợ nần.

Và một khi hạt nhân tại các làng nghề là các DN, các cơ sở sản xuất bị đình đốn thì kéo theo hàng loạt đơn vị cung cấp nguyên liệu, làm dịch vụ đều phải nghỉ theo. Và theo một phản ứng dây chuyền, khi sản xuất đình trệ thì mọi hoạt động đời sống xã hội của từng gia đình tới cả cộng đồng làng xã ở đó đều bị bị xuống... Đặc biệt, hàng trăm ngàn lao động và gia đình của họ vốn có việc làm và thu nhập ngay tại quê nhà nay trở nên thất nghiệp và cuộc sống bấp bênh... Tình cảnh đó được không ít người ví von là: cả làng phá sản.

Làng nghề và các cơ sở sản xuất tại làng không thể và không bao giờ so sánh về quy mô và lợi nhuận với các DN sản xuất công nghiệp lớn, càng không thể so sánh với những ngành kinh doanh như: ngân hàng hay bất động sản...  Nhưng làng nghề lại luôn có một vị thế đặc biệt nhìn từ vị trí và sự đóng góp của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội và nhất là đảm bảo an sinh cho mỗi địa phương. Với khả năng tạo việc làm và sử dụng lao động tại chỗ nên hàng chục, hàng trăm ngàn lao động đã có được việc cuộc sống ổn định tại quê nhà. Dưới góc độ đó, những đóng góp của làng nghề vào giữ vững an sinh và phát triển xã hội rất lớn.

Tuy nhiên, với tình cảnh hiện nay, không chỉ các cơ sở sản xuất, người lao động bị tác động trực tiếp mà các động lực phát triển nông thôn, một nguồn lực an sinh xã hội đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thực trạng đó đã diễn ra, những hậu quả cũng đã nhìn thấy nhưng dường như việc phản ánh tình trạng này còn rất mở nhạt, những tiếng kêu cứu cho các làng nghề thường đơn lẻ và quá yếu ớt nếu so với những phản ứng chính sách, kêu ca khó khăn của những DN bất động sản, những công ty chứng khoán thua lỗ.

Và thực tế, trong thời gian qua, khi BĐS từng bước thành công trong việc được gỡ khó về vốn, có thêm các chính sách hỗ trợ để khỏi phá sản. Thậm chí, hàng bị ế còn có cơ hội sẽ được nhà nước mua lại để thoát cảnh nợ nần. Dường như, ai kêu to thì đang được thưởng lớn. Kế hoạch kêu to, la lớn của giới BĐS đang dần có hiệu quả khi từ chỗ bí bách đến nay lối ra của họ đã dần được mở cả về vốn lẫn các chính sách hỗ trợ.

Dân BĐS đã có hàng chục năm trời làm mưa làm gió thị trường nhà đất, kiếm lợi nhuận khủng khiếp và giàu to nhờ đẩy giá nhà đất cao đến mức khó chấp nhận, là nguyên nhân chính gây ra sự bất ổn của BĐS rồi kéo dây sang cả các ngân hàng... nay lại có thể ung dung chờ đợi những cơ hội kiếm ăn mới. Có lẽ vì thế mà các DN Bất động sản vẫn không chịu giảm giá đề chờ đợi một cơ hội kiếm lời lớn hơn trong tương lai. Còn những làng nghề, với số phận hàng ngàn cở sản xuất nhỏ, nơi trông đợi của hàng chục ngàn lao động và gia đình họ, động lực phát triển của nhiều vùng nông thôn vẫn bí bách chưa có cách nào để tìm hướng ra. Lo ngại về thảm cảnh cả làng phá sản vẫn còn đó.

(Theo VEF)

Thymomodulin - Davinmo - Dược phẩm Davinci Pháp
Siro Davinmo - Một sản phẩm có Thymomodulin là thành phần chính 
 

 

1001 Mẹo vặt

Cách phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Món ngon 365 ngày

Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Sử dụng thuốc nên biết

Tầm quan trọng của vitamin D3 với cơ thể con người

Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.

Dược phẩm   Y học   Sức khỏe   Thuốc đặc trị   Thuốc bổ   Thực phẩm chức năng    Cẩm nang thuốc     Thuốc tân dược    Thuốc đông y    Hỏi đáp về thuốc     Chăm sóc trẻ    Mang thai     Bà bầu    Tình dục    Phòng khám    Tin tức    Cuộc sống 24h    Giúp cơ thể tăng sức đề kháng    Tuần hoàn não    Trẻ phát triển chiều cao     Trái tim khỏe mạnh     Men tiêu hóa trẻ em    Giải độc gan    Bảo vệ gan  Phát triển trí não cho bé    Còi xương  Loãng xương    Xương khớp    Tăng cường trí nhớ     Trẻ biếng ăn Trẻ lười ăn    Trẻ nhác ăn    Trẻ em  ho    Trẻ chậm lớn Vitamin    Chậm lớn    Chậm phát triển Đau đầuChóng mặt Bài thuốc dân gian  Phòng khám đa khoa  Phòng khám nhi  Phòng khám da liễu  Viêm họng  Đau mắt  Dinh dưỡng  Đau lưng   Người cao tuổi    Nitroglycerin     Nifedipin Nefazodon   Nabumeton Nafarilin     Metoprolol    Metoclopramid   Methotrexat    Mesalamin    Medroxy progesteron     Meclophenamat Ung thư