70% người dân thể hiện rõ sự không hài lòng về mức độ đóng góp chung của DNNN lớn (như các tập đoàn và tổng công ty) đối với nền kinh tế Việt Nam.
Kết quả trên được đưa ra tại buổi công bố báo cáo khảo sát “Việt Nam chuyển đổi - Thay đổi cảm nhận về Nhà nước và Thị trường của người Việt Nam năm 2011” (CAMS 2011) vào sáng 13/4, do VCCI, Ngân hàng Thế giới (WB) và Đại sứ quán Ireland tổ chức.
70% người dân không hài lòng đối với DNNN
70% người dân cũng thể hiện rõ sự không hài lòng về mức độ đóng góp chung của DNNN lớn (như các tập đoàn và tổng công ty) đối với nền kinh tế Việt Nam. Song những người đến từ 3 nhóm các cơ quan Đảng ở Trung ương, các cơ quan Quốc hội và UBND và sở ngành cấp tỉnh lại đánh giá tích cực so với các nhóm khác. Điều này có thể xuất phát từ cách nhìn khác của 3 nhóm trên, không hoàn toàn dựa trên kết quả thực tế về đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội hoặc hiệu quả sử dụng các nguồn lực của DNNN lớn. Với kết quả trên, nhóm nghiên cứu cho rằng, dù với lý do gì thì đây cũng là điều đáng suy nghĩ, vì chính những cơ quan này có vai trò rất lớn trong việc đưa ra, giám sát và thực thi các chính sách về đầu tư và quản lý nhà nước đối với DNNN cũng như tài sản của nhà nước mà các doanh nghiệp này nắm giữ và sử dụng.Nhóm nghiên cứu cũng nhận xét, nếu các cơ quan này không đánh giá đúng mức hoặc đòi hỏi cao hơn, nghiêm khắc hơn về đóng góp của các DNNN cho nền kinh tế, thì việc cải thiện điều này sẽ hoàn toàn không dễ dàng. Và hệ quả là nền kinh tế Việt Nam sẽ khó cải thiện tính hiệu quả và năng lực cạnh tranh.
Theo các chuyên gia, trong khi các con số chính thức đều cho thấy 5 năm qua, các chỉ tiêu cổ phần hoá DNNN của Việt Nam đều đạt rất thấp, cả về lượng DNNN được cổ phần hoá và số vốn trong DNNN được chuyển sở hữu.
Dù số lượng DNNN đã giảm đáng kể so với trước và chỉ còn một con số rất nhỏ trong tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam, khoảng 1.300/600.000, nhưng Nhà nước vẫn nắm giữ mức độ sở hữu rất lớn trong khu vực doanh nghiệp. Và hệ quả tất yếu là sở hữu của tư nhân bị hạn chế, việc tiếp cận các nguồn lực của khu vực tư nhân gặp nhiều khó khăn, do đó sự phát triển của khu vực này chắc chắn không thể đạt như mong muốn. Đây là điều rất đáng tiếc, khi mà ở Việt Nam đã có sự thừa nhận rộng rãi, kể cả trong khu vực Nhà nước, về tính ưu việt của sở hữu tư nhân so với sở hữu Nhà nước.
Kinh tế thị trường và kinh tế tập trung: “Tranh tối tranh sáng”
Theo các chuyên gia, do thực tế Nhà nước còn trực tiếp tham gia hoặc can thiệp vào rất nhiều hoạt động kinh doanh, quyết định giá cả của nhiều mặt hàng lớn, nên người dân nhìn nhận không rõ vai trò của thị trường. Người dân tin rằng khi can thiệp vào giá cả, Nhà nước có thể bảo vệ cho mình khỏi những bất lợi do biến động thị trường. Mặt khác, với hệ thống thông tin còn kém minh bạch hiện nay, phần lớn người dân cũng không có nhiều thông tin để biết được nguyên nhân cốt lõi của những biến động thị trường gây bất lợi cho họ là từ đâu. Trong khi số lớn các quan chức Nhà nước và truyền thông thường che giấu những khiếm khuyết của Nhà nước và DNNN trong các hoạt động kinh doanh và đổ trách nhiệm cho thị trường về những biến động tiêu cực.
Đáng chú ý, khảo sát cũng cho thấy rõ, nhận thức của người Việt về chức năng và vai trò của Nhà nước và thị trường trong kinh tế thị trường còn hạn chế, mù mờ, thậm chí méo mó, đặc biệt là những người làm việc trong khu vực Nhà nước.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, đa số người trả lời cho rằng tốc độ cải cách chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong 5 năm qua là chậm hoặc không nhanh và nhận định này là phổ biến ở 9 trong số 11 nhóm nghề nghiệp.
Những cảm nhận trên của người dân về sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cho thấy đông đảo người dân thuộc mọi tầng lớp ủng hộ sự chuyển đổi hệ thống kinh tế của đất nước sang mô hình kinh tế thị trường, với tỷ lệ áp đảo những người trả lời khẳng định kinh tế thị trường là ưu việt nhất. Cụ thể, chỉ có 25% số người được hỏi nói rằng kinh tế Việt Nam hiện cơ bản là kinh tế thị trường, còn 60% chỉ đồng ý một phần với nhận định đó. Trong khi đó, có đến 87% đồng tình kinh tế thị trường là mô hình ưu việt hơn các mô hình khác.
Từ đó, nhóm nghiên cứu khẳng định, cảm nhận của người dân phản ánh rất rõ tình trạng “tranh tối tranh sáng” giữa kinh tế thị trường và kinh tế tập trung ở Việt Nam. Phần lớn nhận thức của người dân cho rằng đến nay Việt Nam vẫn chưa thực sự có nền kinh tế thị trường, dù đã tiến hành công cuộc đổi mới trong suốt 25 năm qua.
CAMS 2011 được khảo sát dựa trên phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản với 1.000 doanh nghiệp thuộc khu vực dân doanh, FDI, doanh nghiệp nhà nước, 250 người từ cơ quan nhà nước trung ương, cơ quan Quốc hội, Đảng, 250 người từ các cơ quan nhà nước địa phương và 100 nhà báo, cùng các thành viên từ các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế. |
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.