Nhiều trường hợp lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc rồi mới làm các thủ tục để cấp giấy phép lao động. |
Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam tại thời điểm tháng 7/2012 là 77.087 người, trong đó đã được cấp giấy phép lao động là 49.983 người (chiếm 67,15%) và chưa được cấp giấy phép lao động là 24.455 người (chiếm 32,85%).
Đây là những con số được nêu tại trong tài liệu phục vụ phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền tại phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sẽ diễn ra vào sáng mai (21/8).
Theo Bộ trưởng Chuyền, lao động nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam từ hơn 60 quốc gia, trong đó mang quốc tịch châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia...) chiếm khoảng 58%, quốc tịch châu Âu (Anh, Pháp...) chiếm khoảng 28,5% và các nước khác chiếm 13,5%. Lao động là nam chiếm 89,9%, có độ tuổi từ 30 trở lên chiếm 86%.
Những phân tích của tài liệu cũng cho thấy khá nhiều hạn chế trong quản lý lao động nước ngoài, vấn đề đã và đang rất nóng ở nhiều diễn đàn.
Như, mặc dù pháp luật đã quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan trong việc quản lý lao động nước ngoài, tuy nhiên cho đến nay vẫn còn một số bộ, ngành có liên quan vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện như Bộ Y tế, Bộ Công Thương.
Bất cập trong quản lý còn ở chỗ, pháp luật hiện hành về đấu thầu mới quy định về mời thầu, dự thầu, chấm thầu, chưa có quy định về tổ chức thực hiện và giám sát quá trình thực hiện các gói thầu hoặc dự án đã trúng thầu; cơ chế xử lý đối với nhà thầu không thực hiện đúng quy định pháp luật Việt Nam về lao động nước ngoài khi tham gia đấu thầu, chấm thầu.
Bên cạnh đó, việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật cũng còn không ít hạn chế. Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đều có thẩm quyền cho phép người nước ngoài vào Việt Nam (trong đó có mục đích là làm việc), nhưng chưa có sự phối hợp chặt chẽ, chưa cung cấp thông tin kịp thời giữa các cơ quan chức năng và sự giám sát đối với người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam làm việc.
Nhiều nhà thầu nước ngoài chưa thực hiện việc kê khai trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất về phương án sử dụng lao động Việt Nam và lao động nước ngoài theo quy định.
Nhiều trường hợp lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc rồi mới làm các thủ tục để cấp giấy phép lao động, khi sang Việt Nam không chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ để xin cấp giấy phép lao động… khi được cơ quan chức năng yêu cầu thì đưa ra nhiều lý do để trì hoãn hoặc khó khăn thực hiện, thiếu tích cực để khắc phục.
Một số địa phương chưa nắm chắc và đầy đủ số liệu về lao động nước ngoài đang làm việc. Các số liệu báo cáo của địa phương chủ yếu nắm được là thông qua công tác kiểm tra và thực hiện cấp giấy phép lao động cũng là một trong những nguyên nhân được kể đến.
Cơ quan quản lý cũng chỉ rõ "chiêu" của nhiều lao động nước ngoài vào Việt Nam lao động thông qua một số doanh nghiệp của Việt Nam để xin thị thực nhập cảnh với mục đích thương mại (không nêu rõ xin vào lao động) nên được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài xét cấp thị thực 3 đến 6 tháng. Hết thời hạn tạm trú nêu trên, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh ở các địa phương không gia hạn vì chưa xin giấy phép lao động thì họ đối phó bằng cách xuất cảnh, sau đó xin lại thị thực nhập cảnh vào Việt Nam.
Một trong số không ít nguyên nhân các doanh nghiệp, tổ chức và lao động nước ngoài chưa chấp hành các quy định của pháp luật, theo Bộ trưởng Chuyền là chế tài xử lý, xử phạt chưa đủ để răn đe và buộc người sử dụng lao động và người lao động phải thực hiện; các biện pháp cưỡng chế chưa kiên quyết; chưa có nhiều biện pháp xử lý triệt để đối với các doanh nghiệp, nhà thầu hay cá nhân lao động nước ngoài cố tình vi phạm pháp luật Việt Nam...
(Theo Vneconomy)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.