Nhu cầu vốn đầu tư lớn cho hạ tầng là nhãn tiền trong khi khả năng huy động từ các nguồn “truyền thống” đều có hạn. |
Những động thái gần đây cho thấy hình thức đầu tư theo mô hình đối tác công tư (PPP) sẽ được kích hoạt mạnh mẽ trong năm 2013, cả về pháp lý lẫn thực tiễn.
Hai năm lặng lẽ
PPP, hình thức đầu tư được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước chờ đợi, lẽ ra đã có thể đạt được những tiến bộ nhất định trong hai năm qua, kể từ khi Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 9/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP được ban hành.
Đáng tiếc, văn bản từng được hy vọng là sẽ tạo ra "cú hích" cho hình thức đầu tư này lại chưa được đón nhận một cách tích cực trên thực tế, khi các dự án PPP chủ yếu vẫn chỉ mới dừng ở mức đề xuất.
Tháng 5/2012, trong một cuộc làm việc với các chuyên gia và nhà đầu tư, tổ công tác liên ngành về PPP báo cáo rằng đã có 30 dự án được đề xuất thực hiện theo mô hình PPP từ các tỉnh thành, bộ ngành với ước tính tổng vốn đầu tư trên 20 tỉ USD. Trong số này, có 4 dự án giao thông trong các đô thị lớn như Hà Nội và Tp.HCM, 3 dự án cấp điện, 1 dự án sân bay, 2 dự án bệnh viện, 4 dự án cấp nước, 3 dự án cảng sông, và 3 dự án hạ tầng đô thị khác.
Khi nhận được các đề xuất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành kiểm tra tính khả thi của các dự án. Theo yêu cầu, nội dung của các đề xuất dự án, ngoài các yếu tố về kỹ thuật còn phải có những tính toán tài chính rất chi tiết và đặc biệt phải dự báo được phần tham gia của nhà nước vào dự án PPP.
...nhiều tỉnh thành trên thực tế chưa hiểu hoặc thiếu tin tưởng về mô hình PPP, đã đem những dự án “khó nhằn” nhất của địa phương để lên bộ đăng ký xin làm PPP! |
Tuy nhiên, theo nhận định của ông Đặng Xuân Quang, Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành về PPP, thì trên thực tế, việc đáp ứng các yêu cầu trên của các dự án do các bộ ngành và địa phương đề xuất là "rất khó".
Tổ công tác nhận thấy rằng phần lớn các dự án có tính thương mại thấp, khó đáp ứng được yêu cầu thu hút các nhà đầu tư. Để đáp ứng được yêu cầu thì mức hỗ trợ của Nhà nước sẽ ở mức rất cao, không thể ở mức 30% như quy định trong Quyết định 71.
Trong khi đó, một số dự án có tính thương mại cao nhưng khó triển khai do nằm trong tổng thể những dự án khác lớn hơn hay nói cách khác việc triển khai phụ thuộc vào tiến độ thực hiện của những dự án khác.
Chẳng hạn, dự án tuyến đường trên cao số 1 ở Tp.HCM và dự án đoạn đường vành đai 4 ở Hà Nội đoạn từ quốc lộ 2 đến quốc lộ 32. Nếu nghiên cứu độc lập hai dự án này thì tính thương mại rất tốt do chi phí đầu tư và giải phóng mặt bằng thấp cũng như lưu lượng giao thông dự báo là cao.
Tuy nhiên việc thực hiện hai dự án này lại phụ thuộc vào các dự án khác. Tuyến đường trên cao số 1 của Tp.HCM phụ thuộc vào việc triển khai của 3 tuyến còn lại là tuyến số 2, 3 và 4. Tuyến đường vành đai 4 của Hà Nội từ quốc lộ 2 đến quốc lộ 32 lại phụ thuộc vào việc xây dựng các đoạn khác. Như vậy, nếu các dự án khác không được triển khai đồng bộ thì tính hấp dẫn của hai dự án trên sẽ không còn.
Trong khi đó, một số dự án đã được triển khai dưới phương thức khác, và bây giờ được chuyển sang triển khai theo PPP. Việc giải quyết vấn đề phát sinh từ sự chuyển đổi này là không đơn giản. Ví dụ như 3 tuyến có tính thương mại cao là tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu, Ninh Bình - Thanh Hóa, Nghi Xuân - Bãi Vọt, nhưng lại được phát triển bằng nguồn vốn ngân sách, các nguồn tài trợ ODA và nếu muốn chuyển sang mô hình PPP thì khối lượng công việc phải giải quyết để chuyển đổi là rất lớn.
Mới đây nhất, trong một hội nghị về đầu tư PPP, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Lê Văn Tăng, thừa nhận sự thiếu hấp dẫn của các dự án được đề xuất chính là nguyên nhân khiến cho nhà đầu tư không mặn mà. Ông Tăng kể rằng, nhiều tỉnh thành trên thực tế chưa hiểu hoặc thiếu tin tưởng về mô hình PPP, đã đem những dự án “khó nhằn” nhất của địa phương để lên bộ đăng ký xin làm PPP!
Kích hoạt kiểu nào?
Nhận thức về tầm quan trọng của PPP hiện nay, theo nhận định của ông Tăng, là khá thông suốt ở các cấp lãnh đạo cao nhất. Nhu cầu vốn đầu tư lớn cho hạ tầng là nhãn tiền trong khi khả năng huy động từ các nguồn “truyền thống” đều có hạn. Trong khi đó, thực tiễn từ nhiều quốc gia khác đã chứng minh cho sự ưu việt của mô hình này.
Diễn biến đáng chú ý nhất chính là việc Chính phủ đã cho thành lập Ban chỉ đạo về đầu tư theo hình thức PPP, do đích thân Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải làm trưởng ban. Cuối tháng 11/2012, ban này đã có phiên họp đầu tiên để sau đó đi đến một số kết luận quan trọng đối với hình thức này.
Thông báo kết luận của phiên họp này cho rằng trong các công việc cần triển khai trong thời gian tới, việc rà soát, sửa đổi những nội dung còn bất cập của Quyết định 71 cần phải là một ưu tiên.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đồng ý việc dành vốn ngân sách tập trung ở Trung ương để phân bổ cho các dự án PPP được lựa chọn thí điểm. |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng được yêu cầu xây dựng kế hoạch năm 2013 của Ban chỉ đạo, trình Trưởng ban quyết định, trong đó một số việc cần làm là lập danh mục dự án đầu tư PPP tại các bộ ngành và địa phương và xây dựng kế hoạch đào tạo các thành viên Tổ công tác liên ngành, các Bộ, ngành và địa phương có dự án đầu tư PPP.
Đáng chú ý là, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đồng ý việc dành vốn ngân sách tập trung ở Trung ương để phân bổ cho các dự án PPP được lựa chọn thí điểm. Đồng thời, đồng ý về nguyên tắc việc thuê tư vấn nước ngoài để hỗ trợ triển khai các dự án PPP và các bộ, ngành và địa phương có thể quyết định việc này theo thẩm quyền.
Ông Lê Văn Tăng nói tinh thần vào cuộc là rất quyết liệt và do đó, năm 2013 sẽ là một “năm bận rộn” đối với hình thức đầu tư này. Ngoài Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, 13 vị là bộ trưởng, thứ trưởng các bộ ngành liên quan đã được triệu tập tham gia vào Ban chỉ đạo về đầu tư theo PPP. Cơ chế này, rõ ràng có tiếng nói hơn hẳn so với Tổ công tác liên ngành do Bộ Kế hoạch Đầu tư "chủ trì" trước đây.
Tuy nhiên, trong bối cảnh 2013 có thể vẫn là một năm khó khăn cho các dòng vốn đầu tư, chưa rõ các dự án PPP sẽ được thúc đẩy thế nào trong năm nay, ngay cả khi các nỗ lực từ phía cơ quan quản lý nhà nước là rất đáng ghi nhận.
(Theo Vneconomy)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.