Bạn có thể giảm nhẹ triệu chứng đau bụng kinh để cảm thấy dễ chịu hơn chỉ nhờ vài lát gừng tươi.
->> Ăn uống để giảm đau bụng kinh
->> 10 thực phẩm nên ăn khi “đèn đỏ”
Đau bụng thời kỳ kinh nguyệt thường diễn ra vào khoảng 1 - 2 ngày đầu khi “đèn đỏ’ bắt đầu xuất hiện. Cảm giác đau xảy ra ở vùng bụng dưới. Hiện tượng này được coi là sinh lý bình thường nếu như nó nhanh chóng qua đi trong khoảng thời gian đầu chu kỳ kinh nguyệt.
Một số mẹo giảm cảm giác đau bụng Tắm nước ấm và dùng túi chườm nóng đặt vào phần bụng dưới. Cách này sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng trong cơ thể và giúp các cơ được thả lòng, có nghĩa là cảm giác đau bụng sẽ nhanh chóng qua đi. Massage nhẹ nhàng xung quanh vùng bụng dưới để tận hưởng cảm giác thoải mái và cũng là cách giúp máu dễ dàng lưu thông và dễ dàng được tống ra khỏi tử cung. Có thể thêm một vài giọt dầu oliu hay dầu đinh hương sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi tắm. Tuân thủ một chế độ ăn uống giàu tinh bột, rau xanh, trái cây nhưng lưu ý hãy hạn chế lượng đường, muối, chất cồn và đồ uống có chứa coffein. Uống nước ấm thay vì nước lạnh. Hoặc uống một cốc trà thảo mộc pha nóng cũng sẽ đem lại cho bạn cảm giác dễ chịu hơn. Chia thành những bữa ăn nhẹ và nhỏ nhưng nên ăn thường xuyên. Khi ngủ, hãy dùng một chiếc gối để kê cao chân hoặc nằm nghiêng. Có thể sử dụng thuốc giảm đau nếu thấy cần thiết nhưng lưu ý rằng không nên tự ý dùng thuốc mà hãy tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Luyện tập nhẹ nhàng cũng sẽ giúp cải thiện tình hình một cách hiệu quả như yoga là một gợi ý lý tưởng. Giữ trạng thái tâm lý ổn định, thoải mái cũng góp phần tích cực giúp bạn vượt qua cơn đau sinh lý một cách nhẹ nhàng hơn. Vậy hãy bằng nhiều cách khống chế stress hoặc thực hiện các thú vui tiêu khiển, sở thích để quên đi cảm giác khó chịu “đèn đỏ”. Khi nào cơn đau bụng trở nên bất thường? Khi có cảm giác đau bụng dữ dội, đã thử nhiều cách nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm. Bạn không những bị đau bụng mà còn buồn nôn, sốt hoặc cả cảm giác đau vùng xương chậu nhưng không phải vì lý do kinh nguyệt. Những cơn đau bụng thường bất chợt và có thể khá dữ dội. Cơn đau bụng xuất hiện và kéo dài hơn 5 ngày trước khi có kinh nguyệt và thậm chí sau khi “đèn đỏ” chấm dứt vẫn thấy có cảm giác bị đau bụng. Với những biểu hiện bất thường trên, nên tới gặp bác sĩ để kịp thời phát hiện ra những bất thường và có hướng điều trị. Những bài thuốc Dùng gừng tươi cắt lát mỏng, sau đó đun với 1 - 2 cốc nước cho đến khi sôi vài phút. Có thể thêm chút đường và dùng để uống đều đặn ngày 3 lần sau bữa ăn, trong những ngày đầu chu kỳ kinh nguyệt. Lấy 2 - 3 thanh quế khô đun với 1 lít nước, sau khi sôi vặn nhỏ lửa khoảng 5 - 10 phút, sau đó để nguội, uống đều đặn trong ngày. Chọn những lá húng quế tươi, sau khi rửa sạch và ngâm muối, hãy giã nát hoặc xay nát lá. Tiếp đó, lấy nước của nó để uống, cách này cũng có tác dụng như nước gừng. Ngoài lá húng quế bạn có thể thay bằng lá bạc hà. Những loại nước trái cây như đu đủ, chuối vừa bổ dưỡng, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất mà còn có tác dụng giúp cải thiện tình hình máu khó lưu thông trong thời điểm kinh nguyệt.
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.