Toàn chân gà hoặc từng phần riêng lẻ như da, gân, xương đều là những vị thuốc thông thường trong kho tàng y học dân gian.
Da chân gà: Theo sách thuốc cổ, phần này được nấu thành cao, uống với nước sắc vỏ ngũ gia bì và thạch xương bồ với liều 8g mỗi ngày, chữa chứng chân tay run rẩy, đi đứng không vững.
Theo kinh nghiệm dân gian, da chân gà ninh nhừ với tôm tươi (để cả vỏ), lấy nước nấu cháo cho trẻ nhỏ ăn hằng ngày để chữa chứng da xanh bủng, chậm biết đi, chậm mọc răng. Nếu đem đốt thành than tán bột, rắc lên vết thương lại là thuốc cầm máu. Có người còn dùng da chân gà với da trâu (cũng đốt thành than), tác dụng cầm máu sẽ tốt hơn.
Gân chân gà: Đó là một món ăn lạ (kỳ trân) và được liệt vào 8 món ăn quý (bát trân) dành riêng cho vua chúa và giới thượng lưu, thường có mặt trong các bữa đại tiệc. Gân chân gà, tên thuốc là kê cân, có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dưỡng cao, mạnh sinh lực, cường gân cốt. Dược liệu được dùng phổ biến dưới dạng thức ăn - vị thuốc, thường nấu nhừ với các vị thuốc bổ nguồn gốc thực vật, rồi ăn nóng. Có thể đem gân phơi khô để khi cần thiết mới dùng. Người ta thu hoạch gân chân gà bằng cách cho chó đuổi gà đến khi gà đuối sức, gục ngã thì cắt lấy chân, lột da lấy những sợi gân căng mọng. Tác dụng bổ dưỡng của gân chân gà được giải thích như sau: khi gà bị đuổi, gắng sức chạy thì bao nhiêu sinh lực đều dồn vào đôi chân mà gân lại là nơi tích tụ nguồn sinh lực ấy. Lấy ngay chân khi gà vừa ngã tức là thu trọn phần lực của nó. Có người cho rằng, giá trị bổ dưỡng của gân chân gà cao hơn nhiều thang thuốc bổ khác và tác dụng mạnh sinh lực, cường gân cốt có thể sánh ngang với cao hổ cốt, nhất là khi phối hợp với các vị thuốc bắc.
Xương chân gà: Viện y học cổ truyền đã có sáng kiến dùng 5 loại xương là xương chân gà 3kg, xương bò hay xương lợn 7kg, xương khỉ 2kg, xương trăn 1kg, nấu thành “cao ngũ cốt” đề bồi dưỡng và phục hồi sức khỏe cho người cao tuổi.
Từ lâu, xương chân gà ác đã được coi là vị thuốc quý của một số nước phương Đông. Phối hợp với những vị thuốc nguồn gốc thực vật, xương chân gà ác được nấu thành cao, gọi là “tinh gà đen”, một loại thuốc bổ chữa hư nhược, kém ăn, mệt mỏi, đau lưng, mất ngủ, sinh lý yếu, bạch đới, băng huyết, kiết lỵ, mồ hôi trộm.
Toàn chân gà: Đồng bào Mường ở miền núi tỉnh Hòa Bình đã chữa ngộ độc, nhất là ngộ độc hạt quả nhãn rừng bằng kinh nghiệm gia truyền: chân gà rừng 1 cái, phết kín bằng một lớp mẻ rồi đốt thành than, tán bột. Lấy rễ cây phèn đen 20g, rễ mía dò 20g, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml. Uống bột chân gà với nước sắc các dược liệu làm 2 lần trong ngày. Bài thuốc này đã chữa khỏi 183 trường hợp bị ngộ độc do ăn hạt quả nhãn rừng rang vàng.
(theo suckhoedoisong)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.