Cá diếc còn gọi là tức ngư, tên khoa học Carassus auratus L. có thịt dày, vị thơm, là món ăn ngon và lành, thịt cá chứa nhiều dinh dưỡng, protein chiếm 17,7%, lipid 1,8%, khoáng chất như Ca 70mg%, P 152mg%, Fe 0,8mg%, nhiều vitamin các loại như B1, acid nicotinic… Do đó Đông y cho rằng ,cá diếc nấu canh ăn có tác dụng ôn trung bổ hư, kiện tì, lợi tiểu… Bởi thế được dùng cho những người bệnh lâu ngày, cơ thể suy nhược, gầy còm ốm yếu, khí huyết bất túc khiến ăn uống kém, ợ chua, hoặc tỳ hư phù nề, tiểu tiện khó...
Theo Đông y, cá diếc có tính vị bình hòa, không độc, tác dụng bổ tỳ, vị, hành thủy, tiêu thũng, chỉ khát, làm se, sát khuẩn, nên được sử dụng trong nhiều chứng bệnh khác nhau đặc biệt là các món ăn thuốc sau:
Chữa buồn nôn, nôn mửa: Cá diếc 1 con 250g, làm sạch trộn với sa nhân 3g, gừng sống 3g, hồ tiêu bột 3g, đổ 400ml nước, sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Đái tháo, khát nước nhiều: Cá diếc 1 con, làm sạch bỏ ruột, nhét lá chè non vào bụng, bọc giấy xung quanh nhiều lần rồi đốt cho cá chín, tán nhỏ, chia ra nhiều lần uống trong ngày chiêu với nước ấm.
Chữa viêm phế quản mạn: Lấy thịt cá diếc sấy khô tán bột, củ bán hạ đồ chín ngâm trong nước gừng và nước phèn chua trong 24 giờ (theo tỷ lệ: cứ 1kg củ bán hạ dùng 300g gừng tươi giã nát và 50g phèn chua tán nhỏ, rồi đổ nước xâm xấp vào ngâm). Sau lấy ra phơi khô thái mỏng, lại tẩm nước cam thảo và sao vàng tán bột. Gừng khô cũng tán bột mịn. Cuối cùng lấy 50g bột cá diếc trộn với 3g bột bán hạ cùng 3g bột gừng khô rồi chiêu với nước sôi còn ấm trong mỗi lần uống hằng ngày.
Chữa viêm đại tràng mạn:
Cá diếc - món ăn ngon, chữa nhiều bệnh.
Ăn cháo cá diếc có tác dụng ích khí, kiện tỳ, phù hợp trị chứng viêm đại tràng mạn. Cá diếc con 250 -300g, gạo tẻ 50g, làm sạch cá, bỏ ruột, cho vào nồi, để nhỏ lửa hầm kỹ, lấy nước cho gạo vào nấu thành cháo nhừ mới bỏ cá vào, nêm gia vị, ăn nóng.
Chữa đau gan vàng da: Cá diếc 1 con làm sạch, bỏ ruột, nướng qua, rồi cho rau má và lá mơ nấu cùng, ăn trong ngày. Cần ăn thường xuyên.
Chữa phù ở trẻ em (kể cả chứng kiết lỵ): Cá diếc một con làm sạch, bỏ ruột, phèn phi một cục tán nhỏ, nhét vào bụng cá, gói lại đốt tồn tính, tán bột mịn, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g chiêu với nước ấm.
Chữa biếng ăn ở trẻ: Cá diếc một con làm sạch, nướng qua rồi cho vào cùng rau rút nấu canh ăn nhiều ngày liền.
Làm tăng sữa: Dùng cá diếc nấu với nấm hương ăn nhiều ngày.
Làm ấm bụng, hạ khí: Dùng cá diếc nấu với ngũ vị tử ăn vài ngày.
Bổ huyết và dưỡng da: Làm da hồng hào tươi mát. Cá diếc một con, làm sạch bỏ ruột, nấu với câu kỷ tử 10 - 12g, hoàng kỳ 12g, gừng sống 3g, hành, giấm, hồ tiêu, rượu vang hoặc rượu nhẹ độ. Nấu cùng mang ra ăn, ngày 1 thang, cần ăn nhiều ngày.
Làm tiêu thũng: Cá diếc một con, làm sạch, bỏ ruột, nướng qua, cho đậu đỏ hoặc vỏ bí đao nấu cùng, ăn cái, uống nước ngày 1 thang, ăn vài ngày.
Chữa viêm loét dạ dày: Bong bóng cá diếc rửa sạch, rán giòn bằng dầu vừng, tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 - 6g, chiêu với nước ấm.
Tiêu chảy mạn do tỳ vị hư hàn: Cá diếc to một con, đánh sạch vảy, bỏ vây. Bụng cá cần rạch từ trên sống dưới dài khoảng 5cm, moi bỏ ruột rửa sạch, nhét vào bụng cá 5g trần bì, 5g sa nhân, 5g tất bạt, 10g tỏi, 5g hạt tiêu, 5g ớt bột và hành, muối, rượu vang vừa đủ. Cho cá diếc đã nhồi các thức vào bụng, rán vàng bằng dầu thực vật, rồi cho vào nồi om nhừ bằng lửa nhỏ, vứt bỏ các thức trong bụng, ăn cá uống nước canh.
Phù do thận: Cá diếc sống 1 con 400g, đánh vảy bỏ vây ruột, nhét vào bụng 10g đậu đỏ, râu ngô 10g, sau cho vào nồi đổ đủ nước hầm nhừ bằng lửa nhỏ và gạn lấy nước uống, cách 1 ngày uống 1 lần, chỉ uống 3 lần.
Xuất huyết tử cung: Cá diếc 1 con 250g, mổ bụng bỏ ruột và nhét vào đương quy 15g, huyết kiệt 5g, nhũ hương 5g, sau dùng bùn bọc cá và cho vào than nướng tồn tính, lấy ra bóc bỏ lớp vỏ bùn, tán bột. Mỗi lần uống 5g, ngày uống 2 lần chiêu với rượu vang hay rượu nhẹ độ.
(theo suckhoedoisong)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.