Thuốc bổ thần kinh có tác dụng giảm mệt mỏi, tăng cường sức khỏe, giúp ăn, ngủ được, tăng tập trung và giúp trí nhớ tốt hơn. Tuy nhiên không thể vì đó là thuốc "bổ não" mà chúng ta lạm dụng. Và cũng không phải vì thuốc bổ mà người bệnh lại không quan tâm đến chống chỉ định trong điều trị thiểu năng tuần hoàn não.
Dễ tính trong chẩn đoán
Thiểu năng tuần hoàn não là hiện tượng thiếu hụt lưu lượng máu tại não một cách có hồi phục được biểu hiện bằng dấu hiệu mất hoặc suy giảm chức năng não kéo dài dưới 1giờ mà thường gặp là 2-15 phút. Đây là chứng bệnh khá thường gặp.
Biểu hiện của bệnh là bại yếu nửa người, giảm hoặc mất sự phối hợp điều hoà vận động, suy giảm thị lực, xuất hiện các dấu hiệu như nhìn đôi, nuốt khó, nói ngọng... kéo dài dưới 1giờ. Việc chẩn đoán xác định thiếu máu não tạm thời hay thiểu năng tuần hoàn não cần phải được khám xét cụ thể, tỉ mỉ. Tuy nhiên, việc chẩn đoán chứng thiểu năng tuần hoàn não đang được áp dụng quá dễ dãi đến mức phổ cập. Nhiều khi, người bệnh chỉ than phiền là đau đầu, mất ngủ đã được cho ngay một chẩn đoán: thiếu máu não.
Dễ dãi trong điều trị
Tuần hoàn não có đặc điểm là thay đổi theo sự biến động của huyết áp nhằm duy trì một áp lực hằng định 100mmHg trong mạch máu não. Hệ thống mạch này sẽ tự động giãn ra khi huyết áp tụt và tự co lại khi huyết áp tăng. Cơ chế được tự động điều chỉnh khi huyết áp nằm trong khoảng 70-150mmHg hay nằm trong giá trị 70% huyết áp ở những đối tượng tăng huyết áp. Nằm ngoài giá trị này, phản ứng điều chỉnh giảm tác dụng, thậm chí không còn tác dụng điều hoà. Vì thế, việc sử dụng những thuốc can thiệp vào tuần hoàn não cần tính đến giới hạn tác dụng của thuốc.
Những thuốc hay sử dụng trong lâm sàng để điều trị cho những người bệnh chủ yếu dựa theo hai cơ chế: tăng cường tuần hoàn não và tăng cường vận chuyển ôxy cho não. Chúng có bản chất là những thuốc giãn mạch nhằm tăng lưu lượng tuần hoàn não và các thuốc tăng trao đổi ôxy giữa máu và phổi, giữa máu và mô, nhằm làm tăng khả năng hấp thụ ôxy của tế bào thần kinh.
Các thuốc thường dùng bao gồm: Nhóm cinnarizine (stugeron), vinpocetin (cavinton), flunarizine (sibelium), ginko biloba (tanakan), piracetam (nootropin) và nhóm meclofexonat (lucidril), almitrine (duxil)... Tuy nhiên có một điều lưu ý là các thuốc giãn mạch chỉ có tác dụng cải thiện lưu lượng tuần hoàn não khi và chỉ khi tình trạng các mạch máu bình thường. Nghĩa là nếu mạch máu bị xơ cứng trầm trọng thì các thuốc này không hề có tác dụng.
Xơ vữa là một nguyên nhân gây rối loạn tuần hoàn não |
Cần lưu ý là các thuốc có tác dụng cải thiện tuần hoàn não không nên được sử dụng quá dễ dãi theo quan niệm không có bệnh thì cũng chẳng sao. Sự thực, cần tuân theo những chỉ định dược lý. Đối với những bệnh nhân thiếu máu não tạm thời thì việc sử dụng thuốc tăng cường tuần hoàn não được coi là chỉ định hàng đầu vì nó sẽ ngăn chặn tế bào bị tổn thương, những tế bào mà khi đã bị tổn thương thì không có khả năng tái tạo. Ngoài những bệnh về thần kinh trung ương thì một số bệnh khác rất cần tới những thuốc này nhằm cải thiện sự hồi phục của tế bào. Chúng bao gồm: nhiễm độc thần kinh ốc tai tiền đình do nhiễm độc kháng sinh trị bệnh lao như streptomycin, hội chứng Meniere, suy nhược thần kinh, bệnh nhân sau đột qụy... Tuy nhiên, chúng ta không thể coi chúng như là một phương thức "kê thêm" để bổ sung vào đơn thuốc cho những người đau đầu, mất ngủ chưa rõ nguyên nhân hay cho phòng ngừa.
Những chống chỉ định nghiêm ngặt
Không thể coi những thuốc làm tăng cường tuần hoàn não là những phương thuốc cứu cánh hay dự phòng. Bởi nó tuy là thuốc bổ, đứng theo phương diện trị bệnh, nhưng ở một khía cạnh nào đó nó cũng có những chống chỉ định nghiêm ngặt.
Cinnarizine và flunarizine đều là những hoạt chất ức chế histamin và có tác dụng ức chế canxi. Chính vì thế chúng có tác dụng giãn mạch, đặc biệt là những mạch nhỏ của não. Nhưng nó lại gây ra buồn ngủ không cưỡng được và gây ra triệu chứng rối loạn vận động tự động (như run tay, tăng phản xạ, giật cục..) mà y học gọi là ngoại tháp, gây ra trầm cảm. Vì vậy những thuốc này không được sử dụng ở những người phải điều khiển giao thông, những bệnh nhân có triệu chứng ngoại tháp như bệnh Parkinson, những bệnh nhân bị bệnh tâm thần kiểu trầm cảm.
Những thử nghiệm trên động vật cho thấy dịch chiết ginko có khả năng gây quái thai và có thể gây chết lưu thai. Vì vậy, ginko được chống chỉ định cho phụ nữ có thai.
Tương tự, piracetam là một thuốc được coi như là thuốc có tác dụng dưỡng chất trên hoạt động tâm thần, được cho là có cải thiện với trí nhớ và khả năng học thuộc. Mặc dù cơ chế thực sự chưa rõ nhưng người ta giả thiết là do nó làm tăng hoạt động tuần hoàn ở não và tăng tạo ra những chất trung gian thần kinh. Tuy nhiên, thuốc này lại có khả năng gây ra co giật ở những bệnh nhân nhạy cảm nên nó tuyệt đối không được sử dụng với những bệnh nhân động kinh, những người mà triệu chứng đau đầu như là một yếu tố thường xuyên có.
Thế nên, không thể vì đó là thuốc "bổ" mà chúng ta nghiễm nhiên sử dụng chúng, không quan tâm đến những chông chỉ định trong điều trị.
( Theo BS. Yên Lâm Phúc // Báo Sức khỏe đời sống Online )
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.