Có hai phương pháp chính là lọc máu và ghép thận
A. Lọc máu(thẩm phân máu) nhờ hiện tượng thẩm tách:
1) Thế nào là thẩm phân?
Thẩm phân là tách các phân tử nhỏ trong dung dịch bằng hiện tượng khuyếch tán qua một màng
Thẩm phân máu nhằm mục đích loại bỏ những chất độc hại do bệnh trong cơ thể sinh ra(thí dụ thiểu năng thận) hoặc do các chất từ ngoài xâm nhập vào(thí dụ nhiễm chất độc)
2) Cấu tạo màng lọc thận nhân tạo và Phương pháp thẩm phân
Người ta đặt một màng nhăn cách máu cặn lọc với dung dịch thẩm phân (dung dịch có nồng độ các chất nước, muối khoáng, glucose thích hợp cho từng trường hợp bệnh khác nhau). Thông qua hiện tượngkhuyếch tán qua màng các chats cần loại bỏ rời khỏi màng tới dung dịch thẩm phân. Nói một cách nôm na màng như một cái sàng
Màng dùng trong thẩm phân máu thường là màng celophal có dạnglá mỏng hay ống thậnđược xếp song song nhau. Ở hai phía mỗi lá có máu cấn lọc và dung dịch thẩm phân(DDTP) chảy ngược chiều nhau(hình 1)
Máu sau lấy ra ở động mạch sau khi thẩm phân được đưa lại vào tĩnh mạch lưu lượng khoảng 300 mlphút. Dung dịch thẩm phân phải duy trì ở 35oC lưu lượng khoảng 500 ml phút. Thành phần của dung dịch thẩm phân phụ thuộc trạng thái bệnh nhân
Ví dụ thành phần một dung dịch thẩm phân:
Glucose : 2g
NaCl: 6.3g
CaCl2: 0.3 g
KCl: 0-0.3 g (tuỳ thuộc lương KCl trong máu bệnh nhân)
NaHCO3: 2.65g
H2O: 1000ml
Màng lọc thận nhân tạo khi khô dày chừng 13 µm khi ướt khoảng 26µm mật độ lỗ khoảng 2.5x10E12 cm2 diện tích tổng cộng của các lỗ màng lên tới 1.5 m2
Một đợt chậy thận nhân tạo kéo dài từ 2-4 giờ cho phép loại bỏ những lượng thừa urê Cl-, Na+, K+, sunfat và phosphate…có trong máu
B. Ghép thận:
Tên gọi bao giờ cũng thể hiện và thông báo cho ta những nội dung chính!
Chắc chắn các bạn đã từng ghép trồi ghép mầm ghép nhánh trên cây! Ở đây chúng ta có ghép thận? HIểu một cách đơn giản ghép thận là lấy thận của người này ghép cho người kia! Phương pháp ghép thận rất phức tạp phải trải qua nhiều bước tỉ mỉ và công phu, ở đây chỉ trình bày một vài điều liên quan tới việc ghép thận. 1) Ghép thận có tốt hơn lọc máu cho những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối không
2) Khoảng thời gian cho phép chờ đợi từ khi thận được lấy ra khỏi cơ thể người cho đến khi được ghép là bao lâu
3) Bệnh nhân bị ung thư có nên ghép thận hay không
4) Trước khi ghép thận cần phải đánh giá những yếu tố gì
Vì các thuốc ức chế miễn dịch mới đã được sử dụng và các kết quả của việc ghép thận đã được cải thiện nên việc chọn lựa bệnh nhân cũng được rộng rãi hơn. Các yếu tố nguy cơ của ghép thận bao gồm:
· Tuổi: tốt nhất từ 15- 50 tuổi
· Bệnh lý toàn thân: chẳng hạn như tiểu đường có tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ chết sau ghép cao hơn ở người nhận thận không có tiểu đường. Các bệnh lý khác như bệnh mạch vành, loét dạ dày tá tràng cần được chữa trị khỏi trước khi ghép.
· Các bất thường của đường tiểu dưới (bàng quang thần kinh, bướu tiền liệt tuyến) cần phải được đánh giá thật kỹ và phải được điều trị các bất thường này trước khi ghép. Các bệnh nhân đang thông tiểu sạch cách quãng vẫn có thể ghép thận được nhưng nguy cơ nhiễm trùng niệu rất cao.
5) Khi ghép thận có cần phải cắt thận của người nhận không
Các chỉ định của cắt thận bao gồm:
· Cao huyết áp không khống chế được bằng thuốc
· Viêm thận bể thận do trào ngược
· Sạn thận
· Nghi ngờ có bướu thận
6) Thận ghép có được đặt ở cùng vị trí với thận của bệnh nhân không
7) Các nguyên nhân thất bại của ghép thận
(Theo Tài liệu y khoa)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.