Đứng về mặt chăm sóc dinh dưỡng, có thể tạm phân chia các bệnh lý đường tiết niệu ra làm hai nhóm chính: nhóm bệnh lý đường tiết niệu không có hay chưa có suy thận và nhóm đã có suy thận.
Đối với bệnh đường tiết niệu không có suy thận, chế độ dinh dưỡng là chế độ dinh dưỡng bình thường kết hợp với việc điều trị tích cực bệnh căn (như điều trị nhiễm trùng, giải phóng sự tắc nghẽn, phục hồi lưu lượng máu đến thận...) để tránh tiến triển đến suy thận.
Đối với những bệnh đường tiết niệu đã có suy thận, dinh dưỡng là một trong những vấn đề quan trọng nhất của điều trị nhằm giảm thiểu các rối loạn do suy thận gây ra cho cơ thể, đồng thời làm chậm quá trình tiến triển của suy thận, trong khi vẫn phải đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết để duy trì tình trạng dinh dưỡng bình thường và tránh thoái biến đạm nội sinh.
Tùy vào mức độ suy thận, bệnh nhân được chỉ định các chế độ ăn khác nhau, tuy nhiên nguyên tắc chung trong các chế độ ăn áp dụng cho bệnh nhân có suy thận là giảm đạm, hạn chế một số khoáng chất như natri, kali, phosphat, magiê..., bổ sung đủ calci, có thể kèm theo hạn chế nước trong một số trường hợp cần thiết.
Chế độ ăn giảm chất đạm có tác dụng làm giảm urê máu, giảm tốc độ suy thận, giảm tình trạng loạn dưỡng xương, giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, viêm thần kinh ngoại vi, ngứa, sẩn da... trong hội chứng tăng urê máu mãn tính. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần giảm đạm trong chế độ ăn mà chỉ cần giảm đạm trong trường hợp có tình trạng suy thận mất bù. Các trường hợp suy thận còn bù bệnh nhân có thể ăn chế độ ăn đạm bình thường tức 1g đạm/kg thể trọng/ngày. Lượng đạm này được cung cấp 50% từ các thực phẩm ngũ cốc như: gạo, bún, mì... (1 chén cơm thường cung cấp khoảng 4,6-5g đạm), 50% còn lại cung cấp qua các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa...
Có thể bạn chưa biết |
Một điều quan trọng cần chú ý là trong khi giảm đạm, năng lượng cung cấp vẫn phải đảm bảo đủ theo nhu cầu để tránh tình trạng thoái biến đạm nội sinh. |
Khi có hiện tượng suy thận mất bù nhẹ (độ thanh lọc cầu thận 10-40ml/phút) lượng đạm trong khẩu phần giảm xuống còn 0,6g/kg/ngày. Nếu suy thận mất bù trung bình (độ thanh lọc cầu thận giảm xuống 0,3g/kg/ngày. Khi thận suy hoàn toàn, bệnh nhân có chỉ định chạy thận nhân tạo, lượng đạm khẩu phần trở về bình thường.
Năng lượng được cung cấp từ chất béo chiếm khoảng 30-35% năng lượng khẩu phần, trong đó lưu ý hạn chế các thực phẩm chứa chất béo no và nhiều cholesterol như da, phủ tạng động vật, dầu dừa... Phần năng lượng còn lại được cung cấp từ chất bột đường (khoảng 60-65%).
Với hầu hết các bệnh nhân bệnh lý đường niệu có suy thận, chế độ ăn cần hạn chế muối. Lượng muối trung bình trong khẩu phần vào khoảng 2-3g/ngày. Nhìn chung, có 3 mức độ giảm lượng Na trong khẩu phần ăn tùy vào mức độ suy thận:
· Không chấm thêm nước chấm, nước sốt, muối tiêu, muối ớt... trên bàn ăn, không ăn các thức ăn muối mặn như: cà muối, mắm...
· Không nên thêm muối trong thức ăn, tránh các loại thức ăn chế biến nhiều muối như: bơ mặn, bánh mì, khoai tây chiên, đồ hộp, trái cây khô...
· Tránh những loại thực phẩm có hàm lượng Na cao như: tôm, cua, sò, trứng...
· Bột ngọt (mì chính) thực chất cũng là muối sodium, vì vậy không nên thêm bột ngọt trong thức ăn của bệnh nhân.
· Chế độ ăn nhiều kali (K) trên bệnh nhân đã có suy giảm chức năng thận thường thúc đẩy sự tiến triển của các biến chứng có liên quan đến tim mạch, vì vậy nên hạn chế các loại thực phẩm giàu K như: trái cây khô, chuối, thơm, nước khoáng...
Một vấn đề dinh dưỡng thường gặp ở bệnh nhân suy thận là sự mất cân bằng tỷ lệ calci - phospho, đưa đến tình trạng loãng xương. Chế độ ăn cần hạn chế tối đa các thực phẩm giàu phospho như các loại đậu hạt, pho-mát, chocolate, nấm, phủ tạng động vật. Lượng calci trong khẩu phần nên duy trì trung bình 1000mg/ngày.
Trong suy thận, tình trạng thiếu máu rất thường gặp, tuy nhiên nguyên nhân là do giảm kích tố tạo hồng cầu Erythropoietine chứ không có tình trạng giảm các nguyên liệu tạo hồng cầu, vì vậy không cần tập trung vào việc tăng sắt hay acide Folic trong khẩu phần.
Hạn chế nước trong khẩu phần thường chỉ được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân phù nặng, có tình trạng hạ Na/máu do pha loãng, bệnh nhân có suy tim hoặc tăng huyết áp.
(Theo BS Đào Thị Yến Phi)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.