Chào Bác sĩ, con cháu được hơn 1 tháng tuổi, lúc mớ sinh 2 ngày cháu bị dị ứng, bác sĩ có cho thuốc xanh bôi, những mụn dị ứng đó cũng biến mất nhưng thay vào đó là những mụn li ti nổi dày đặc lúc đầu là trên trán, ssau đến đầy 2 bên má, rồi đến 2 chân và 2 mông, bây giờ là xuống cổ và mịnh Cháu đã đưa đi bác sỉ nhi ở bệnh viên an sinh bác sĩ bảo ko vấn đề gì, để nó tự hết, sau 1 tuần nữa em thấy ko hết và có đưa đi bác sĩ nhi, BS nói cháu bị nhiễm trùng da ( viên da) do thay đổi môi trượng và cho thuốc uống ( trong đó có thuốc kháng sinh) và bôi thuốc xanh lên dầy các nơi có mun. Đến giờ vẫn chưa hệt cháu rất lo lắng vì mụn vẫn ko giảm mà ngày càng nổi nhiều, mong BS chỉ giúp chạu Cháu cám ơn BS nhiều ah. (Lê Hoàng Bảo Trâm)
(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)
Trả lời:
Da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng manh, cấu trúc chưa ổn định nên dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Hơn 90% các bệnh về viêm da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài. Biểu hiện dễ thấy nhất của trẻ bị viêm da là sốt, ở nhiều vùng da, có khi toàn thân bị mẩn đỏ. Tuy nhiên, nhiều người lại quan niệm rằng, sau khi tắm lá nếu mẩn ngứa "phát" ra ngoài da thì một vài ngày sau sẽ đỡ. Do đó, không ít trường hợp nhập viện đã ở trong tình trạng viêm nhiễm nặng, phải điều trị dài ngày. Cá biệt, có những bệnh nhi bị các viêm nhiễm ở vùng mặt, đầu, cổ - nơi tập trung nhiều mạch máu, gần hệ thần kinh, khi bị nhiễm trùng có thể gây viêm tắc tĩnh mạch não và để lại di chứng suốt đời.
Da trẻ có những đặc tính khác biệt như mỏng (chỉ bằng khoảng 1/5 da người lớn, với các chức năng bảo vệ kém nên dễ nhiễm khuẩn. Do đó, việc làm sạch da hàng ngày bằng các loại sữa tắm diệt khuẩn, có độ pH phù hợp: A Derina, Safarelle, Cetaphil... sẽ tránh gây ra những kích ứng hay dị ứng. Còn nếu không có điều kiện, các bậc cha mẹ có thể dùng nước lọc để tắm hàng ngày cho trẻ cũng rất an toàn.
Để phòng chống viêm da cho trẻ, các bà mẹ cần chú ý thay tã lót thường xuyên, lau khô vùng bẹn và mông bằng nước ấm sau khi trẻ đại, tiểu tiện. Hàng ngày, cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho trẻ bằng nước sạch hoặc xà bông diệt khuẩn.
Vậy, làm thế nào để xử lý khi trẻ bị viêm da? Bạn có thể thực hiện theo các cách sau đây:
- Vệ sinh da bé sạch sẽ, giữ da thoáng mát
- Tắm rửa bằng Lactacyd BB, thuốc tím pha loãng màu hồng lợt giúp hạn chế nhiễm trùng da
- Bôi thuốc chống nhiễm trùng như Eosine, Milian, Fucidin, Bactroban
- Dùng kháng sinh toàn thân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi cần thiết
Nếu sau một thời gian bé dùng thuốc kháng sinh và thuốc bôi mà không đỡ, bạn nên đưa bé đi khám lại.
Chúc bé mau khỏi!
Bs.Thuocbietduoc
(Theo Thuốc & Biệt dược)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.