Mỗi ngày, những quả chuối bị ép chín bằng thứ hóa chất này vẫn đều đặn xuất ra thị trường nội địa...
Công nghệ “phun - nhúng”
"Thuốc này ngứa lắm, khi pha nhớ phải đeo găng tay cho an toàn. Trước nay mấy ông mua thuốc của tôi chỉ đem về rấm chuối, rấm cà chua để bán thôi, chưa thấy ông nào nói là rấm cho nhà sử dụng" Chủ một quầy thuốc BVTV ở P.Dương Nội (Q.Hà Đông, Hà Nội) |
3 giờ chiều một ngày giữa tháng 7, theo chân một người lái tàu tên Tùng (quê xã Vân Hòa, H.Ba Vì, TP.Hà Nội), chúng tôi có mặt tại chợ chuối ven sông Hồng. Hơn hai chục lái buôn tập trung tại chợ phần lớn đều là phụ nữ. Mỗi người tự “quy hoạch” cho mình một khoanh đất rộng chừng vài mét vuông để “trưng bày” hàng hóa.
Những nải chuối, buồng chuối vàng ruộm được bày san sát, nhan nhản khắp nơi. Cả bãi đất rộng đến gần nghìn mét vuông như được nhuộm vàng trong màu chuối chín. Trong các gốc cây cạnh đó, từng buồng chuối còn xanh nguyên, đang trong giai đoạn ủ chín xếp thành từng đống lớn và được phủ bằng những tấm chăn bông cũ mèm, ẩm mốc.
Chúng tôi gặp một người đàn ông đang vác trên vai những buồng chuối xanh, quả chưa căng xếp cạnh đống chuối đang rấm. Bằng chất giọng đặc sệt Ba Vì, anh ta hướng về phía chị lái buôn nói: “Lấy thuốc (hóa chất - PV) hãm luôn đi. Cho mai kịp chín còn đi bán”. Nói xong, anh ta cầm một lọ nước không màu đưa cho người phụ nữ, trước khi bỏ xuống bờ sông với công việc quen thuộc của mình.
Lọ chất lỏng bốc mùi hăng hắc được chị lái buôn pha một lượng nhỏ vào một xô nước. Rồi cứ thế, chị này lấy từng nải chuối xanh nhúng vào xô nước mới pha hóa chất, trước khi đưa ra xếp cạnh đống chuối đang rấm. “Nhúng chuối vào đó làm gì vậy…”, tôi hỏi.
Nghe chưa hết câu, người phụ nữ liếc xéo tôi rồi đáp gọn lỏn: “Biết để làm gì?”, nhưng rồi cũng bật mí: “Ngâm thuốc này thì khi chín chuối mới có màu vàng, đẹp mã”. Vờ như không hiểu, tôi quay ra thắc mắc với chủ tàu tên Tùng. “Ở chợ chuối này hàng nào cũng làm như vậy hết, nhưng không phải họ nhúng hóa chất chỉ để cho đẹp mã, mà công dụng chính là để thúc cho chuối chín trong thời gian ngắn nhất có thể. Còn nếu để chuối chín tự nhiên phải mất tới gần tuần, như vậy tiền thuê bến bãi lái buôn họ chịu sao nổi”, Tùng tiết lộ.
Sợ lôi thôi lại mất mối làm ăn, Tùng vội vàng kéo tôi lên tàu. Vừa thoát khỏi ánh mắt của mấy bà bán chuối, Tùng nhìn tôi rồi xổ ra một tràng: “Loại hóa chất dùng để thúc chuối chín khi nãy là nhập từ Trung Quốc. Thứ này giá rẻ nhưng công hiệu lắm. Sau khi phun hoặc nhúng trực tiếp vào chậu hóa chất pha sẵn, rồi đem rải đều trên mặt đất, phủ chăn bông lên trên là sau đúng một đêm, những nải chuối sẽ ngả vàng, chín đều”. Để tôi tin hẳn, Tùng bồi thêm: “Đây, hóa chất của mấy tay buôn chuối dùng chưa hết. Lát xuống bến chú cứ cầm vỏ tuýp này rồi ra mấy cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) mà mua. Cứ nói là mua rấm chuối là người ta hiểu”.
"Loại hóa chất này khi tiếp xúc với da sẽ gây khó chịu mẩn ngứa. Còn khi ngấm vào cơ thể với lượng lớn sẽ gây hôn mê, dẫn tới tử vong" - Bà Nguyễn Thị Nhung, Trưởng bộ môn Thuốc, cỏ dại và môi trường thuộc Viện BVTV (Viện Khoa học nông nghiệp VN) nói.
Muốn mua bao nhiêu cũng có
Tại khu vực Q.Hà Đông, mới chỉ ngó qua tuýp hóa chất mà Tùng đưa cho tôi, chủ một cửa hiệu kinh doanh thuốc BVTV liền cho biết: “Em thử xuống các hiệu thuốc BVTV dưới khu Đại Mỗ (H.Từ Liêm), Dương Nội (Q.Hà Đông), Song Phương (H.Hoài Đức), Vân Nội (H.Đông Anh)… hỏi xem. Ở đấy họ chuyên trồng cà chua, biết đâu vẫn dùng loại thuốc này để cho thu hoạch sớm”. Vẫn theo chủ cửa hiệu này, ngoài chuối, người dân còn dùng loại hóa chất trên để rấm cà chua, vải và mít. Tuy nhiên, do ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người nên loại hóa chất này bị cấm sử dụng.
Tại một quầy thuốc BVTV ở P.Dương Nội (Q.Hà Đông), thoạt nghe có ai đó hỏi mua hóa chất rấm chuối, người đàn ông trạc 50 tuổi, đội mũ phớt đen chạy ra, nhanh miệng chào hàng luôn: “Thuốc rấm à? Anh có. Đúng, rấm chuối, cà chua hay mít đều được. Đều là hoa quả mà. Các chú gặp anh là đúng địa chỉ đấy. Các chú mua bao nhiêu?”. Nói đoạn anh ta bưng ra một bọc ni lông to đùng, bên trong đựng nhiều vỉ hóa chất loại 10 tuýp một. Quan sát bằng mắt thường, tuýp hóa chất có vỏ bằng nhựa mềm, to cỡ ngón tay áp út, trong chứa chất lỏng màu trắng nhờ nhờ. Vỏ tuýp có một nhãn nhỏ viết đầy chữ Trung Quốc, không thấy ghi địa chỉ nơi sản xuất, hạn sử dụng hay tem nhãn tiếng Việt ngoại trừ hai từ “Điền Phong”. Anh chủ quầy nói: “Giá mỗi tuýp là 2.000 đồng. Loại thuốc này trong nước không có đâu, phải nhập ở tận cửa khẩu Lạng Sơn về. Nhưng nói về độ hiệu quả thì nó là số một. Mỗi lọ này chú pha đều với 2 lít nước rồi đem phun trực tiếp vào buồng chuối. Đảm bảo chỉ sau một đêm là chuối chín đều. Quả nào cũng vàng ruộm như chín cây”.
Ngấm vào người có thể gây tử vong Để làm rõ hơn về loại hóa chất thúc hoa quả chín “siêu tốc”, chúng tôi đã làm việc với ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật TP.Hà Nội. Ông Hồng cho biết, loại hóa chất kể trên không nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Hóa chất nhập lậu từ Trung Quốc và hiện được bán trôi nổi trên thị trường. Vẫn theo lời ông Hồng: “Điều đáng sợ nhất ở các loại hóa chất này là nguy cơ tồn dư phụ phẩm, phụ chất độc hại sinh ra trong quá trình sản xuất. Quan điểm của tôi là tất cả các loại hóa chất đã không nằm trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam thì tốt nhất là bà con không nên sử dụng để tránh bị ảnh hưởng tới sức khỏe, tới môi trường”. Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Nhung, Trưởng bộ môn Thuốc, cỏ dại và môi trường thuộc Viện BVTV (Viện Khoa học nông nghiệp VN), cho hay: Không khó để nhận biết loại chuối dùng thuốc để ép chín hàng loạt. Theo đó, cuống quả chuối có màu xanh, thân thì vẫn cứng, nhưng ngoài vỏ đã nhuộm vàng. Khi bóc vỏ ra ăn, thịt chuối vẫn sượng và cồi cồi như thể ăn cơm sống. Theo nhận định của bà Nhung, trong các lọ thuốc rấm chín chuối “siêu tốc” có chứa hóa chất tổng hợp mà khi pha vào nước sẽ gây phản ứng mạnh để sinh ra khí Calcium carbide và khí này sẽ làm chuối hoặc các loại trái cây khác như cà chua, mít… chín sau vài giờ được ngâm thuốc. Loại hóa chất này khi tiếp xúc với da sẽ gây khó chịu mẩn ngứa. Còn khi ngấm vào cơ thể với lượng lớn sẽ gây hôn mê, dẫn tới tử vong. Theo SKDS |
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.