Thời gian gần đây, có rất nhiều thông tin về những loại thực phẩm giả như gạo giả, trứng giả, thịt giả... khiến dư luận xã hội không khỏi hoang mang.
Vậy thực hư câu chuyện đằng sau những loại thực phẩm lừa đảo này ra sao, làm thế nào để không trở thành nạn nhân của chúng?
Chúng ta cùng điểm lại một vài loại thực phẩm giả dưới đây để hiểu hơn về công nghệ chế biến đồ "fake" tinh vi và bí kíp phân biệt hàng giả - hàng thật.
1. Gạo giả
Cơm được nấu từ gạo và là “ngọc thực” trong tiềm thức của mọi người Việt Nam. Vậy nếu một ngày đến gạo cũng bị làm giả thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Điều tưởng chừng không thể nhưng cũng đã trở thành sự thật. Cách đây vài năm, truyền thông Singapore đã loan tin về một loại gạo giả được phát hiện ở Thiểm Tây, Trung Quốc.
Theo đó, loại gạo này được làm từ hỗn hợp khoai lang, khoai tây đúc thành hình dạng cùng kích cỡ với hạt gạo. Sau đó, nó được bổ sung thêm polime làm tăng độ cứng, giống “nguyên si” gạo thật.
Theo các nhà nghiên cứu, loại gạo này gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của con người bởi nhựa polime rất khó tiêu. Hơn thế nữa, nếu gạo giả sử dụng polime tái chế thì càng nguy hiểm, bởi đây là hóa chất vô cùng độc hại.
Các chuyên gia đã khuyến cáo không được dùng polime tái chế trong việc sản xuất túi nilon bởi sự nguy hiểm tới sức khỏe người tiêu dùng chứ chưa nói là làm thực phẩm để ăn.
Tuy nhiên, rất may mắn là loại gạo này khá dễ phát hiện. Ngâm gạo vào nước một thời gian, gạo thật sẽ chìm và trương nở nhưng nếu là gạo giả thì sẽ nổi lên trên. Hoặc nếu cho gạo lên chảo rang, gạo giả dưới sức nóng sẽ chảy ra còn gạo thật sẽ chín và có mùi thơm đặc trưng.
2. Trứng gà giả
Nếu như gạo giả vẫn còn sử dụng công thức giản đơn thì với công nghệ làm trứng giả, người ta không còn cần bất cứ một nguyên liệu tự nhiên nào để tạo ra một món ăn nữa.
Bằng cách tổng hợp từ canxi cacbonat, bột thạch cao và sáp nến, vỏ trứng được tạo ra hoàn hảo y như vỏ trứng thật. Còn với lòng đỏ bên trong, họ chỉ cần trộn gelatin, phèn và axit benzoic vào với nhau. Sau đó, họ cho thêm vào màu vàng chanh thực phẩm và canxi clorua và thế là một quả trứng giả ra đời.
Đặc điểm dễ phân biệt trứng thật với trứng giả đó là phần lòng trứng bên trong. Lòng đỏ và lòng trắng trứng giả giống như đông đá, dính vào với nhau, thậm chí có thể nảy lên như quả bóng bàn.
Tuy nhiên, trên thực tế nếu trứng giả được đem bán trên thị trường, không thể đập trứng ra kiểm tra trước khi mua, vì vậy người tiêu dùng dễ trở thành nạn nhân của trò lừa đảo tinh vi này. Trứng giả ăn được nhưng lượng dinh dưỡng trong đó thì vô cùng nghèo nàn.
3. Thịt cừu giả
Chúng ta thường quan niệm rằng, thịt là nguồn sản phẩm tự nhiên, chứa nhiều protein và không thể thiếu trong bữa ăn mỗi ngày. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ nếu thịt bạn ăn bị làm giả thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Mới đây, dư luận không khỏi bàng hoàng khi vụ việc thịt cừu làm giả được bày bàn công khai bị cảnh sát phanh phui. Theo đó, đặc sản thịt cừu có thể được làm giả y như thật chỉ bằng những hóa chất công nghiệp kết hợp với thịt chuột, chồn,cáo…
Thịt cừu giả (trái) và thịt cừu thật (phải) trông bề ngoài chẳng mấy khác nhau.
Cụ thể, theo chính những công nhân chuyên sản xuất thịt giả, nguyên liệu để làm giả thịt cừu gồm cáo, chồn hoặc chuột nguyên con và gelatin, phẩm đỏ và nitrat. Sau khi giết mổ thịt chồn, chuột, người ta trộn chúng với phẩm màu đỏ, chất tạo hương vị, dùng gelatin để tạo ra lớp mỡ trông giống thịt cừu. Đáng lưu ý ở chỗ, với công thức tưởng chừng như đơn giản này, người ta có thể sản xuất hàng loạt nhiều loại thịt khác như thịt vịt, thịt lợn…
Nếu chỉ nếm hương vị thì chỉ có những đầu bếp chuyên nghiệp mới phân biệt nổi. Đặc điểm của loại thịt giả này là nếu chỉ nếm hương vị sau khi được nấu chín, chỉ có đầu bếp chuyên nghiệp phân biệt được là thịt giả, chứ người thường thì hầu như không thể. Giá của chúng lại rẻ hơn gấp nhiều lần so với thịt thật (khoảng 27.000VND cho một hộp thịt giả so với 156.000VND cho một hộp thịt thật) nên người tiêu dùng càng dễ bị lừa.
Mỗi ngày, có hàng tấn thịt giả như thế này xuất xưởng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những bà nội trợ thông thái có thể sử dụng mẹo vặt sau đây để nhận biết loại thịt giả cừu. So với thịt thật, thịt cừu giả có lớp mỡ rất dễ tách ra bằng đũa thông thường, vì vậy chỉ cần lưu ý một chút là có thể an tâm khi đi chợ mua thức ăn cho gia đình rồi.
4. Thịt băm giả trong bánh bao và há cảo
Cũng là một dạng chế biến từ thịt nhưng thịt băm được sử dụng nhiều trong công nghệ sản xuất nhân bánh bao, há cảo… Nhưng ít ai biết rằng, loại thịt băm này lại được làm giả theo một quy trình kinh sợ và có phần ghê rợn hơn.
Với việc giá thịt nguyên liệu nhập không nhỏ, nhiều cơ sở sản xuất bánh bao đã chế tạo ra công thức làm thịt băm có 1-0-2 sau: Họ sử dụng giấy bìa các tông cũ, làm sạch.
Sau đó ngâm với xút (NaOH) một lượt, băm nhỏ ra như băm thịt, tẩm ướp các loại hương liệu tạo mùi vị, trộn cùng các nguyên liệu thông thường khác có trong thịt băm nhưng giá thành rẻ. Bước cuối cùng, các nhà sản xuất chỉ việc nhồi phần nhân giả ấy vào bánh bao và hấp lên, đem ra thị trường bán.
So với việc phân biệt thịt cừu giả và thật, phân biệt những chiếc bánh bao kiểu này có phần khó hơn đôi chút, vì bạn đâu thể nào nhìn thấy nhân bánh trước khi mua. Vậy nên, hãy kiểm tra kỹ nguồn gốc đồ ăn và thận trọng kiểm tra trước khi sử dụng.
Tạm kết: Với nguồn thực phẩm vô cùng phong phú, đa dạng hiện nay, thật khó để những người tiêu dùng có thể phân biệt được đâu là thực phẩm thật - giả bằng mắt thường. Bởi vậy, những người tiêu dùng hãy thông thái khi lựa chọn, tìm mua thực phẩm cho gia đình của mình ở những địa điểm đáng tin cậy.
Theo VNmedia
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.