TS. Barton Schmidt, khoa Nhi, BV Nhi Colorado (Mỹ), cho biết: Trong các bệnh thường gặp ở trẻ em, 20% là cấp tính, 30% có thể chờ 2 ngày sau mới đi khám, còn lại là chăm sóc tại nhà. Vậy đâu là những triệu chứng nằm trong nhóm cấp tính: Sốt cao, Nhức đầu, Phát ban lan rộng, Bệnh dạ dày đường ruột cấp tính, Đơ cứng cổ, thủy đậu...
Giữ ấm cho bé sơ sinh là rất quan trọng, nhưng nếu bé bị ủ ấm thái quá sẽ gặp phải nguy cơ đột tử cao trong lúc ngủ. Chú ý giữ ấm các điểm quan trọng dễ bị nhiễm lạnh nhất trên cơ thể bé: lòng bàn chân, tay, chỏm đầu (thóp) và phổi. Để làm tốt việc này, trong những tuần đầu sau khi sinh, bạn cần đội mũ và đi tất tay, tất châncho bé.
Do khối không khí lạnh lệch đông nên phía Đông Bắc Bộ cũng giảm nhiệt mạnh, chỉ còn dao động trong ngưỡng 9-12 độ. Thời tiết khắc nghiệt cũng đã khiến nhiều bà mẹ mệt mỏi khi phải đối phó với khả năng mắc bệnh của con, đặc biệt là những người mới làm mẹ lần đầu. Trên diễn đàn, nhiều chị em thậm chí còn lập ra cả những topic (chủ đề) về bệnh của trẻ em trong mùa rét và chia sẻ cho nhau cách phòng chống sao cho hiệu quả.
Khi mắc cảm lạnh, bé sẽ có biểu hiện không thoải mái, tắc (chảy) mũi và kém bú. Có rất nhiều cách để bạn làm giảm bớt sự khó chịu cho con. Cảm lạnh thông thường rất phổ biến và ít khi nghiêm trọng. Bé có thể mắc tới 8 trận cảm trong năm đầu tiên. Cảm lạnh có thể bắt nguồn từ một bệnhviêm đường hô hấp trên (mũi, miệng và cổ họng), gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau...
Hẹp bao quy đầu (BQĐ) là bệnh thường gặp không chỉ ở trẻ em mà ngay cả người lớn cũng có thể bị. Người trưởng thành hẹp BQĐ là do từ lúc còn bé đã bị hẹp nhưng khôngphát hiện hoặc người nhà không để ý, đến khi trưởng thành thấy nhiều điều bất tiện xảy ra mới đi khám bệnh. Hẹp BQĐ để lại nhiều điều phiền toái cả hiện tại lẫn về sau.
Trong khi các bệnh lý nhiễm trùng do các vi khuẩn gây ra ngày càng giảm dần nhờ các thành tựu y học, đặc biệt là tiêm chủng thì các bệnh lý do virut gây ra vẫn còn rất ít biện pháp khống chế nên đang ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều bệnh do virut tuy không nguy hiểm khi xảy ra ở trẻ lớn và người trưởng thành, nhưng lại rất nguy hiểm nếu xảy ra trong thời kỳ bào thai và sơ sinh.
Quyết định thời điểm bắt đầu chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đúng không chỉ có ý nghĩa về mặt thể chất mà còn giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng không thể khắc phục được các vấn đề về sức khoẻ của trẻ. Vậy nên chăm con bắt đầu từ khi nào? Từ lúc 1 tuổi, 2 tuổi hay cao hơn nữa?
Dư luận tại Thái Nguyên xôn xao trước thông tin nhiều trẻ bị sốt cao, co giật, tím tái sau tiêm kháng sinh. Tuy nhiên, theo đại diện Sở Y tế tỉnh thì "các bé không bị nặng đến mức thế, có 18 trẻ bị sốt, trong số đó 2 bé quấy khóc, khó thở nhẹ phải thở ôxy".
Một số nghiên cứu ở nước ta cho thấy: Bệnh thiếu vitamin A lưu hành ở tất cả các địa phương; phần lớn các trường hợp khô, nhuyễn giác mạc gặp ở trẻ từ 12-36 tháng, trong đó trẻ 25 -36 tháng mắc bệnh nhiều nhất và nặng nhất. Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh thiếu vitamin A trước khi có triệu chứng vẫn còn cao, khoảng 10,8% ở trẻ em và trên 30% ở phụ nữ cho con bú.
Tuổi mẫu giáo là thời điểm các biểu hiện như sâu răng, răng sún, răng nhạy cảm... xuất hiện khá mạnh. Nguyên nhân là do phụ huynh đã có những suy nghĩ nhầm lẫn sau:
Mấy bà mẹ trẻ hoảng hốt vì thường dùng dầu gội Johnson’s Baby Shampoo cho con. “Ai ngờ dầu gội xịn có chất gây ung thư”. Mới tỉnh người một chút, lại nghe sữa Nhật Meiji chứa chất phóng xạ. “Lỡ tin sữa tốt, làm sao đây”. Thương quá, các bà mẹ! Nhớ lại mấy năm trước có vụ nước tương đen chứa chất 3-MCPD, báo chí làm ầm ĩ...
Khí hậu mùa hè nóng bức, khó chịu và dễ gây nhiều bệnh ngoài da cho trẻ em như rôm sảy, mụn nhọt, viêm da, dị ứng da...
Hai nguyên nhân chính gây bệnh cận thị là do bẩm sinh và mắc phải. Bệnh bẩm sinh do yếu tố di truyền, cha mẹ cận thị thì con cũng bị cận thị. Loại này có đặc điểm là độ cận cao, có thể trên 20 đi ốp, độ cận tăng nhanh cả khi đã ở tuổi trưởng thành, có nhiều biến chứng...
Sữa mẹ là thức ăn đầu tiên và tốt nhất đối với trẻ trong 6 tháng đầu, nhưng sau 6 tháng do trẻ phát triển nhanh, nhu cầu dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn vì thế để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng, ngoài sữa mẹ, trẻ cần được bổ sung (ăn sam hay ăn dặm). Ăn bổ sung hợp lý là gì? Đó là cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ như bột, cháo, cơm, hoa quả, hợp lý theo thời điểm...
Thời tiết chuyển mùa, ngày lạnh, cũng là lúc bệnh cúm hoành. Khi mẹ và những người quanh bé bị cúm, điều người mẹ quan tâm nhất là làm thế nào để bé không bị lây? Bệnh cúm là do vi-rút và thường xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là mùa đông.
Ở trẻ em, nhu cầu ngủ rất cao, cứ 1 giờ hoạt động phải bù lại bằng 2 giờ ngủ, tức là gấp 4 lần người lớn. Tuổi càng nhỏ, nhu cầu ngủ càng cao: Mỗi ngày trẻ sơ sinh ngủ từ 16-18 giờ, ngủ cả ban ngày và ban đêm. Khi 1 tuổi, trẻ ngủ đêm nhiều hơn ngủ ngày và thường có 2 giấc ngủ về ban ngày với tổng số giờ ngủ từ khoảng 15 giờ/ngày. 2 tuổi, trẻ ngủ 14 giờ/ngày và 3 tuổi là 13 giờ/ngày...
Trong sử dụng thuốc, người ta chỉ chú ý tới lứa tuổi trẻ em từ khi sinh ra (trẻ sơ sinh) cho tới 12 tuổi (trẻ lớn). Ở giai đoạn này, các chức năng của trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh ảnh hưởng nhiều tới việc dùng thuốc cho trẻ.
Sốt virut là bệnh gặp chủ yếu trong mùa hè ở trẻ, bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp với triệu chứng điển hình là trẻ đột ngột sốt cao 39 - 40oC, kèm theo các triệu chứng khác như ho, chảy mũi, rối loạn tiêu hóa, nổi ban...
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.