Dị ứng thuốc rất nguy hiểm, nhất là những thuốc không rõ nguồn gốc, nhãn mác.
Ảnh chỉ có tính minh họa |
Nạn nhân của thuốc "bí truyền"
Gần đây nhiều người ở Hà Nội có con nhỏ bị bệnh thủy đậu, nghe rỉ tai mách bảo đã cho con dùng những bài thuốc gọi là "bí truyền", không nhãn mác, khiến bệnh càng trầm trọng hơn. Bé Nguyễn Thị N. (3 tuổi, ở Hữu Hòa, H.Thanh Trì, Hà Nội) là một trong những nạn nhân của vụ việc này. Bé phát bệnh, mọc những mụn nước đã ba ngày, những mụn nước này ban đầu mọc ở tay, sau đó lan xuống chân rồi lan ra khắp người. Các mụn nước bằng khoảng nửa hạt đỗ xanh, hơi đục và màng mụn rất dày, nổi gồ hẳn lên trên mặt da. Kèm theo đó, bé bị sốt, bỏ ăn, ngủ ít, hay quấy khóc.
Mẹ bé là chị Nguyễn Thị X., kể: Tôi đã tự mua thuốc hạ sốt cho bé uống nhưng chưa thấy đỡ, nghe người ta mách, có "ông thầy" ở cùng huyện, thuốc của ông chỉ bôi một vài lần là khỏi, thế là tôi đưa bé tới "thầy". "Thầy" cho thuốc không có nhãn mác, đựng trong một lọ nhựa bé bằng ngón tay út, bên trong chứa một chất nhầy, sánh và đen. "Thầy" hướng dẫn bôi các mụn nước và cả vùng xung quanh 2 lần/ngày". Về nhà, chị mới bôi được một hôm thì các nốt ửng lên, bé quấy hơn. Bôi đến ngày thứ hai mặt bé đỏ ran, mọc nhiều nốt nhỏ li ti, chị liền đưa bé đến phòng khám Bệnh viện 103 (Học viện Quân y, Hà Nội) thì các bác sĩ kết luận bé bị dị ứng thuốc "bí truyền".
Nguy hiểm
Nếu không được xử lý tốt, các phản ứng dị ứng thuốc có thể tiến triển thành những phản ứng mạnh hơn gọi là sốc phản vệ như trong trường hợp dị ứng với thuốc tiêm |
Theo bác sĩ Yên Lâm Phúc (Học viện Quân y, Hà Nội), dị ứng thuốc hay gặp ở những người có cơ địa mẫn cảm (còn gọi là cơ địa dễ dị ứng). Dị ứng là phản của cơ thể với "chất lạ". Trong đó, các thuốc xâm nhập bị coi là kháng nguyên, tức là một vật thể lạ. Thuốc sẽ bị cơ thể huy động để bất hoạt và loại bỏ. Kết quả là, một loạt các phản ứng dị ứng xảy ra, một loạt các chất trung gian hóa học được giải phóng như histamin, prostagladin. Các chất trung gian hóa học này gây ra giãn mạch, nổi mụn, đỏ da. Bất kỳ một vật thể lạ nào xâm nhập cơ thể đều có thể gây phản ứng giống như dị ứng thuốc vậy. Trong dị ứng thuốc, các thuốc mang đặc tính sinh học cao như các kháng sinh sẽ dễ gây ra những phản ứng dị ứng. Các thuốc được tổng hợp của nhiều loại hoạt chất hoặc các thuốc không rõ nguồn gốc, nhãn mác như kiểu thuốc "bí truyền" trên càng có nguy cơ gây dị ứng mạnh.
Biểu hiện của dị ứng có nhiều dạng khác nhau, tùy theo loại thuốc bôi, uống hay tiêm truyền. Nó cũng phụ thuộc vào mức độ của phản ứng dị ứng là chậm, vừa hay tối cấp. Ở mức độ trung bình, dị ứng thuốc gây đỏ da, nổi các mụn nhỏ, ngứa râm ran. Có khi là nổi các mảng sẩn đỏ, to, rộng như lòng bàn tay, nổi gồ trên mặt da. Khi ngứa, gãi sẽ thấy dễ chịu hơn nhưng các nốt nổi mẩn lại càng nổi lên nhiều hơn. Các nốt dị ứng hay tập trung ở vùng thuốc bôi hay những vùng da non như mặt trong cánh tay, bụng, thân mình. Nếu không được xử lý tốt, các phản ứng dị ứng thuốc có thể tiến triển thành những phản ứng mạnh hơn gọi là sốc phản vệ như trong trường hợp dị ứng với thuốc tiêm. Lúc này người bệnh sẽ có biểu hiện khó thở, tím tái, mạch nhanh nhỏ, huyết áp thấp, có thể tử vong trong thời gian rất ngắn nếu không được cấp cứu kịp thời. Trong mọi trường hợp dị ứng thuốc, người bệnh cần được dừng ngay thuốc đang sử dụng và khẩn trương đưa đi khám tại cơ sở y tế.
Liên Châu
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.