Không nhãn mác, không hạn sử dụng và không nguồn gốc xuất xứ, loại mì chính (bột ngọt) “3 không” này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng.
->> Bạn đã biết cách sử dụng mì chính, bột ngọt một cách hợp lý?
Mì chính “3 không” - Ảnh: Thúy Anh |
Chưa được quản lý chất lượng
Mới đây, Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh đã kiểm tra và thu giữ 70 bao mì chính (tương đương 1.750 kg) có chữ Trung Quốc. Tại tỉnh Lạng Sơn, cơ quan chức năng cũng kiểm tra và thu giữ 40 bao mì chính nhập lậu tương đương 1.000 kg.
Gần đây nhất, ngày 12.5 vừa qua, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Hà Nội kết hợp với Đội QLTT số 2 TP Hà Nội đã tiến hành kiểm tra tại 2 địa điểm trên phố Đào Duy Từ, Hà Nội phát hiện và tịch thu 29 bao mì chính trên bao bì in chữ Trung Quốc (trọng lượng 25 kg/bao, tương đương 725 kg) không rõ nguồn gốc. Đoàn kiểm tra cũng đã phát hiện 77 bao mì chính nhập ngoại khác không có hóa đơn chứng từ, trọng lượng 25 kg/bao không ghi nhãn hàng hóa theo quy định.
Theo khảo sát của chúng tôi, tại cửa khẩu Hà Khẩu bên phía Việt Nam, giá bán mì chính loại 25 kg nhập lậu là 870.000 đồng/bao. Loại mì chính này được vận chuyển về các chợ để bán cho các tiểu thương với giá từ 940.000 - 960.000 đồng/bao (khoảng 37.000 - 38.000 đồng/kg). Các tiểu thương sang chiết mì chính này sang các túi ni-lông thành mì chính “3 không”: không nhãn mác, không hạn sử dụng, không nguồn gốc xuất xứ, với trọng lượng phổ biến là loại 0,5 kg, 1 kg.
Vì loại mì chính này không được được kiểm soát chất lượng, chưa được công bố chất lượng tại Việt Nam, lại sang chiết trong môi trường thủ công ẩm thấp, mất vệ sinh nên giá bán cho người tiêu dùng rất rẻ, chỉ khoảng 40.000 đồng/kg. Thậm chí cơ quan chức năng từng phát hiện một số tiểu thương đã trộn thêm một số chất khác (đường, muối, miến...) để tăng thêm lợi nhuận.
So với các loại mì chính có thương hiệu trong nước, giá bán của loại mì chính “3 không” này rẻ hơn từ 10.000 - 15.000 đồng/kg (giá các thương hiệu mì chính trong nước khoảng 50.000 - 55.000 đồng/kg). Khách hàng chủ yếu của loại mì chính nhập lậu và mì chính “3 không” này phần lớn là các chủ nhà hàng, quán ăn vì muốn có lợi nhuận cao.
Tác hại của mì chính “3 không”
Kết quả phân tích chất lượng của cơ quan chức năng với mẫu mì chính “3 không” cho thấy hàm lượng glutamate tinh khiết (thành phần chính cấu thành mì chính) không đạt tiêu chuẩn chất lượng so với tiêu chuẩn mà các mì chính phải đạt được là lớn hơn 99%.
Bác sĩ Chu Quốc Lập, nguyên Phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm khuyến cáo, không nên sử dụng các loại mì chính không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng. Việc sang gói nhỏ lẻ tại các cơ sở không đảm bảo vệ sinh dễ làm tăng nguy cơ ô nhiễm cho sản phẩm. Ngoài ra, mì chính 3 không còn không đạt độ tinh khiết.
Còn PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia nói: “Người dân không nên sử dụng các loại mì chính không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng, vì đây là loại mì chính chưa được kiểm soát về chất lượng, không loại trừ nguy cơ gây hại đến sức khỏe về lâu dài, bởi những chất không cho phép nhiễm trong sản phẩm “ngoài luồng” này. Người sử dụng chỉ lựa chọn các sản phẩm uy tín, chất lượng và được kiểm tra, chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ sức khỏe của mình”.
Việc sang chiết nơi ẩm thấp, ngay trên sàn nhà dơ bẩn, người sang chiết không khẩu trang, khiến mì chính “3 không” còn là nguy cơ nhiễm các vi sinh gây ngộ độc...
(Theo Thúy Anh // Thanhnien Online)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.