Trong bài diễn văn ngày thứ bảy 13.3.2010, Tổng thống Barack Obama kêu gọi viết lại luật giáo dục từ thời chính phủ Bush có tên gọi “No Child Left Behind”*, đề xuất một kế hoạch chuẩn bị cho học sinh vào đời sau trung học và đưa giáo viên giỏi hơn lên bục giảng.
Tổng thống Obama đến thăm chương trình xây dựng tuổi trẻ của trường cao đẳng Kỹ thuật Savannah, ở bang Georgia, hồi đầu tháng 3. Ảnh: Reuters |
Với kế hoạch chi tiết đệ trình Quốc hội hôm 15.3, Tổng thống Obama khởi đầu một chiến dịch sửa đổi luật giáo dục hiện hành có ảnh hưởng đến gần 100.000 trường công ở Mỹ. Nếu được Quốc hội phê chuẩn, hệ thống xếp loại đậu – rớt ở trường theo luật hiện hành sẽ được thay bằng hệ thống đánh giá các trường học không chỉ bằng điểm kiểm tra mà bởi những chỉ số khác như tỷ lệ tham gia tiết học, tỷ lệ tốt nghiệp và môi trường học tập.
Thay đổi sâu rộng
Kế hoạch mới cho thấy Chính phủ sẽ xét lại hàng chục điều khoản gây tranh cãi nhất trong luật No Child Left Behind (NCLB), giữ lại những yêu cầu chính như là các tiểu bang kiểm tra hàng năm môn đọc và toán của học sinh từ lớp ba đến lớp tám và một lần ở bậc trung học phổ thông.
Một điều khoản trong luật NCLB yêu cầu mọi học sinh Mỹ đạt mức thông thạo về đọc và làm toán – tiêu chuẩn mà các viên chức chính phủ từng gọi là “không tưởng”, sẽ được thay bằng một mục tiêu mới còn khó đạt hơn nữa: tất cả học sinh tốt nghiệp phổ thông đều được chuẩn bị để vào đại học hay chọn nghề.
Việc tập trung vào đọc và toán đã làm hàng ngàn trường học rút ngắn thời gian dành cho các môn học khác. Với hy vọng các trường sẽ có một chương trình giảng dạy phong phú về nghệ thuật, lịch sử, khoa học, vật lý và các môn học khác, nay dự luật cho phép các bang kiểm tra các môn học khác hơn là toán và đọc, và sử dụng điểm kiểm tra này để xếp loại trường. Chính phủ dành 100 triệu USD ngân sách năm 2011 để khuyến khích các trường học đề xuất một chương trình nhiều môn học. Dự luật yêu cầu các bang sử dụng kiểm tra hàng năm và các chỉ số khác để phân loại gần 100.000 trường công.
Các điều khoản về chất lượng giáo viên cũng được viết lại, trong đó yêu cầu các bang phát triển các quy trình đánh giá để phát hiện những giảng viên giỏi, một phần dựa vào việc học sinh của họ có học hay không. Mục tiêu này sẽ thay thế trọng tâm của luật hiện nay là đảm bảo tất cả các giáo viên có thành tích hợp lệ, do đó sẽ tạo ra ít hay không có “công chức bàn giấy”.
Luật hiện hành đòi hỏi các bang chấp nhận “những tiêu chuẩn học thuật có tính thách thức” để được liên bang trợ cấp học sinh nghèo theo điều khoản gọi là Quyền 1. Do được phép xác định thế nào là “có tính thách thức,” nhiều bang định ra tiêu chuẩn có yêu cầu thấp. Tổng thống Obama đề nghị các bang thông qua “những tiêu chuẩn sẵn sàng vào đại học và chọn nghề” mới đủ tư cách tham gia chương trình Quyền 1 trị giá 14 tỉ USD.
Chính phủ cũng đề nghị dành 50 triệu USD cho chương trình ngăn ngừa học sinh bỏ học, kể cả xác định thông tin cá nhân, cung cấp tài liệu và hỗ trợ để học sinh gắn bó với việc học, sử dụng dữ liệu để xác định những học sinh có nguy cơ thi hỏng và giúp chuyển đổi từ trung học sang đại học.
Tác động sâu xa của kế hoạch
Theo AP, thời gian thông báo kế hoạch cho thấy Tổng thống Obama đang nhìn xa hơn dự án cải cách chăm sóc y tế hiện chưa được phê duyệt và đe doạ triển vọng thắng cử vào tháng 11 của đảng ông.
Cho dù bài diễn văn hàng tuần không đề cập cụ thể, rõ ràng Obama đang nhắm vào những thay đổi có ảnh hưởng sâu rộng. Tiền liên bang sẽ là đòn bẩy để các trường nâng cao tiêu chuẩn và chuẩn bị nhiều học sinh hơn vào đại học hay đi làm. Năm rồi, 3,5 tỉ USD đã được đưa vào gói kích cầu kinh tế để giúp những trường yếu kém và 900 triệu USD dành cho các bang và khu vực trường học chấp thuận thay đổi lớn hay thậm chí đóng cửa những trường kém hiệu quả nhất.
Giáo dục là một vấn đề chắc chắn tác động mạnh mẽ đến cử tri, nhất là những cử tri đang quay sang đảng Cộng hoà đang tìm cách lấy lại cả hai viện Quốc hội trong các cuộc bầu cử tháng 11. Ít có cử tri phản đối các nguyên tắc cải thiện nền giáo dục.
(Theo Võ Phương // SGTT Online // AP, New York Times)
* Luật Không trẻ nào bị bỏ lại (No Child Left Behind 2001 – NCLB), được đa số đại biểu hai đảng biểu quyết thông qua vào năm 2001 và Tổng thống Bush ký duyệt vào 8.1.2002. NCLB là luật liên bang mới nhất ban hành các lý thuyết cải cách giáo dục dựa trên tiêu chuẩn, với lòng tin là định ra những tiêu chuẩn cao và xác lập các mục tiêu có thể đánh giá thì có thể cải thiện thành quả giáo dục cá nhân… (theo Wikipedia)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.