BS Lê Thị Kim Phượng - Trưởng phòng Giáo dục Sức khỏe & Kỹ thuật Nghe nhìn - Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TPHCM |
Trong thời đại thông tin hiện nay, lợi ích của truyền thông đem lại cho nhân loại rất to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục…, và cả lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, nếu không biết sử dụng, truyền thông dễ trở thành “con dao 2 lưỡi”.
Năm 1981, tại TPHCM có hơn 700 trẻ em từ 15 ngày đến ba tháng tuổi bị nhiễm bệnh lạ, nhập viện tại BV Nhi đồng 1, 2 và tử vong hàng loạt mà không xác định được nguyên nhân. Lãnh đạo ngành y tế lúc bấy giờ đã tập trung mọi phương tiện, sức lực để tìm nguyên nhân và mời chuyên gia Martin Bruyer - Viện Độc chất Paris, sang trợ giúp.Sau nhiều sàng lọc các yếu tố liên quan, vị chuyên gia này đã tìm được trong phấn rôm mà các bà mẹ hay thoa cho con sau khi tắm có chứa chất warfarin - một loại chất độc sử dụng trong thuốc diệt chuột là nguyên nhân gây tử vong cho trẻ. Ngay sau khi có kết quả, lãnh đạo Sở Y tế đã chuyển thông tin này cho báo chí để khuyến cáo người dân không được dùng phấn rôm. Hai tuần sau không còn một trẻ em nào tử vong vì bị nhiễm warfarin nữa.
Gần đây nhất, đại dịch cúm A/H1N1 diễn ra trong năm 2009 đã gây không ít hoang mang, lo sợ cho người dân vì số ca bị nhiễm ngày một tăng kể từ khi phát hiện ca nhiễm H1N1 đầu tiên. Một trong những nguyên nhân sự hoang mang của cộng đồng bắt đầu từ những nguồn tin không chính xác, gây nên tình trạng người bệnh bị cô lập và không khí đáng sợ từ dịch bệnh.
Những ví dụ trên cho thấy, truyền thông đại chúng có một vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục, tuyên truyền trong lĩnh vực y tế. Nó có thể giúp người dân phòng ngừa một căn bệnh, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, cũng như trang bị thêm những hiểu biết về y tế để người dân có thể phân biệt được đúng sai trước các luồng thông tin đa chiều. …, nhưng cũng có thể tạo nên những hiện tượng tâm lý tiêu cực trong cộng đồng nếu thông tin không chính xác. Bên cạnh đó, truyền thông còn giúp thay đổi thái độ chấp nhận hay đồng tình với hành vi trong xã hội như: bỏ hút thuốc, chọn lựa thực phẩm an toàn, quan hệ tình dục an toàn v.v…
Chính vì vậy, để phát huy tác động của truyền thông trong giáo dục sức khỏe thì nội dung thông tin cần phải chính xác. Những khoảng trống về thông tin, nếu không được các nguồn chính thức đáp ứng thì sẽ được lấp đầy bằng những nguồn tin không chính thức, không đầy đủ, thiếu chính xác sẽ dẫn đến nhiều sự kiện không mong muốn. Không chỉ vậy, bằng sự theo dõi quan sát các xu hướng, trào lưu xã hội về một vấn đề liên quan đến sức khỏe, báo giới cũng cần cung cấp những thông tin phản hồi để các nhà chuyên môn, các chuyên gia nghiên cứu giải thích và điều chỉnh kịp thời để nâng cao sức khỏe cho người dân.
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.