Có một thực tế là, nhiều công ty, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật…, thường phải tiến hành đào tạo lại gần như 100% cho nhân viên sau khi tuyển dụng. Theo ông, cần có những cải cách nào trong chương trình giáo dục để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam?
Trước hết là cải cách về phương pháp giảng dạy. Ở nước ngoài, đối với một môn học, nhà trường sẽ chọn 3 quyển sách chính và giảng viên tự chọn một trong 3 quyển đó để giảng dạy. Tuy nhiên, họ phải có thêm nhiều loại sách để tham khảo. Thêm nữa, trước khi vào lớp, giảng viên phải có dàn bài tóm lược thật ngắn gọn và đầy đủ, nhằm giúp sinh viên dễ nhớ và nhớ lâu kiến thức. Chẳng hạn, khi nói về cách thành lập doanh nghiệp, bao giờ cũng có 3 điểm chính: mục tiêu, đóng góp cho quốc gia và trách nhiệm với cộng đồng.
Một điều khá quan trọng là vấn đề nghiên cứu. Thực tế cho thấy, quốc gia nào có chi ngân sách cho công đoạn này, quốc gia đó phát triển. Mỹ được thế giới đánh giá là quốc gia có nền giáo dục nghiên cứu nhiều nhất, nên đứng đầu ở hầu hết các giải Nobel khoa học. Với những người đứng lớp, phải nghiên cứu nhiều hơn, đồng thời phải có kinh nghiệm thực tế để chia sẻ một cách sát thực và hiệu quả cho học viên.
Đối với một quốc gia phát triển, khoản đầu tư cho giáo dục thường chiếm bao nhiêu phần trăm tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thưa ông?
Tại Mỹ, hàng năm, Chính phủ thường trích từ 5 đến 6% GDP để đầu tư cho giáo dục, chủ yếu là nghiên cứu và phát triển. Đây là một con số không nhỏ so với tổng GDP của Mỹ là trên 14.200 tỷ USD năm 2009. Ở một số quốc gia châu Á, mức đầu tư này dao động từ 3% đến trên 5% GDP. Ở Việt Nam, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), con số này cũng dao động trên dưới 5% GDP, nhưng nếu so với quy mô GDP của nền kinh tế, thì mức đầu tư này vẫn chưa cao lắm.
Phần lớn các khoản đầu tư vào giáo dục ở những quốc gia phát triển thường chú trọng mạnh vào nghiên cứu, đặc biệt là lĩnh vực khoa học tự nhiên, vì đây là nền tảng tốt giúp chúng ta bắt nhịp tốt khi làm ở bất kỳ ngành nào.
Theo tôi, chương trình giáo dục của Việt Nam nên chú trọng và đẩy mạnh môn logic học, bởi nếu không có logic, chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong suy luận và thuyết trình. Các trường đại học quốc tế thường sắp xếp môn này trong 2 năm đại cương, song trước đó, ở bậc giáo dục cấp 2 và cấp 3, họ đã bắt đầu dạy môn này kèm với chương trình toán học.
Cần có sự cải cách như thế nào trong các cấp bậc giáo dục của Việt Nam để có thể tạo ra nguồn lao động với đầy đủ kỹ năng và tay nghề?
Ở các nước phát triển, họ rất chú trọng vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho quốc gia và đòi hỏi trình độ tối thiểu của một công dân là lớp 12. Trên nền tảng này, sẽ có sự phân loại về hệ thống giáo dục đại học, với 3 loại: đại học công lập (mức độ vừa phải), đại học dân lập (có hai loại: danh tiếng như Havard hay Oxford và loại thường), còn lại là đại học cộng đồng (dành cho những người chưa tốt nghiệp cấp 3, nhưng muốn học tiếp để lấy bằng đại học). Dựa trên cách phân loại này, các trường sẽ có tiêu chuẩn tuyển sinh riêng và sinh viên cũng có những lựa chọn phù hợp với khả năng, cũng như nguyện vọng của mình. Ở Việt Nam, chính sách tuyển sinh cần phải được nghiên cứu lại.
Về nguồn nhân lực, xét về tay nghề, tôi cho rằng, lao động Việt Nam không thua kém lao động các quốc gia khác (đặc biệt là trong ngành dệt may, da giày…). Tuy nhiên, có 2 vấn đề cần phải được quân tâm nâng cao hơn là thái độ làm việc và năng suất lao động, bên cạnh việc phải nâng cao trình độ ngoại ngữ.
Việt Nam cần có những chính sách gì để thu hút Việt kiều trở về quê hương đóng góp cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo?
Việt kiều cũng là một bộ phận của dân tộc Việt Nam, nên mong muốn của họ là có được những quyền bình thường như người Việt sinh sống tại Việt Nam như mua nhà, bất động sản, đầu tư… Đối với quy định cho Việt kiều mua nhà, phương châm của Nhà nước thì rất đúng và có từ 6 – 7 năm nay, nhưng trong thực tế, việc thực thi còn khá chậm. Đây là một hạn chế và phần nào tác động đến việc thu hút Việt kiều về đầu tư hay đóng góp cho lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam.
(Theo Báo đầu tư)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.