Sau hơn 20 năm đổi mới, hệ thống y tế Việt Nam đã nhanh chóng phát triển, phục vụ tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Các cơ sở y tế, đặc biệt là các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh, đã được đầu tư nâng cấp về trang thiết bị và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế. Tuy nhiên, hệ thống cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Ông Nguyễn Quốc Triệu, Bộ trưởng Bộ Y tế thừa nhận thực tế đó và cho biết, Nhà nước không thể cung cấp toàn bộ các dịch vụ công, do hạn chế về nguồn lực, nên ngành y tế cần phải huy động mọi nguồn vốn đầu tư để mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ.
Do khả năng đáp ứng của ngành y tế còn hạn chế, nên mỗi năm, Việt Nam có khoảng 30.000 người ra nước ngoài khám chữa bệnh, với chi phí lên đến 1 tỷ USD. Con số này ngày càng tăng, cùng với sự xuất hiện của loại hình du lịch kết hợp khám chữa bệnh.
Ông Phạm Lê Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) cho hay, tổng chi cho y tế hàng năm từ nguồn vốn ngân sách nhà nước có tăng, song vẫn ở mức thấp, chỉ bằng 5 - 6% GDP, trong khi chi cho y tế tính bình quân đầu người ở nước ta tăng đều hàng năm: năm 2000 là 21 USD/người/năm, năm 2005 là 38 USD, năm 2008 là 66 USD…
Trong khi nhu cầu vốn đầu tư cho ngành y tế rất lớn, thì việc huy động vốn ngoài nhà nước lại gặp nhiều khó khăn. Theo ông Tuấn, những rào cản như khung pháp lý chưa hoàn thiện, còn phân biệt công - tư và thiếu hụt nguồn nhân lực đang khiến tư nhân và các nhà đầu tư nước ngoài e ngại khi rót vốn vào các dự án y tế.
Theo Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế), nhu cầu đầu tư của riêng 225 bệnh viện tuyến tỉnh đã lên đến hơn 45.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cần khoảng 10.000 tỷ đồng để phát triển y tế chuyên sâu, khoảng 100.000 tỷ đồng để nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, 5.000 - 10.000 tỷ đồng cho phát triển đội ngũ thầy thuốc.
Do đầu tư trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, thời gian qua, ngành y tế đã huy động nhiều kênh đầu tư, nhưng kết quả còn khá khiêm tốn. Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến giữa năm 2010, cả nước mới thu hút được 70 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành y tế, với tổng vốn đầu tư gần 1 tỷ USD. Lý do chính khiến ngành y tế khó thu hút vốn là ngành này đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, trong khi thu hồi vốn chậm.
Để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành y tế trong giai đoạn tới, ngành này đang nỗ lực thực hiện một loạt hoạt động, như xây dựng các kế hoạch và chương trình vận động đầu tư cụ thể ở trong và ngoài nước, tập trung vào các các ngành, dự án và đối tác đầu tư trọng điểm; triển khai nghiên cứu tiềm năng đầu tư của một số nước/vùng lãnh thổ để có chính sách, cơ chế vận động thích hợp...
(Theo Thế Hải // Báo đầu tư)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.