Cây nào chữa bệnh ?
Theo TS.DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm - Người đã được nhận giải thưởng nhà nước năm 2010 với công trình nghiên cứu về cây Trinh nữ hoàng cung thì cây Trinh nữ hoàng cung Việt Nam (Crinum latifolium L) thuộc chi Náng hay Tỏi lơi (miền Nam) với nhiều loài khá quen biết. Một số loài dùng làm cảnh như náng hoa trắng, náng hoa đỏ và làm thuốc như Trinh nữ hoàng cung, dùng trị bệnh u bướu. Theo kinh nghiệm dân gian trước đây, người ta thường dùng lá trinh nữ hoàng cung phơi khô, sắc uống hằng ngày để chữa trị các bệnh u bướu như u vú, u xơ, u nang buồng trứng, u phổi... Tuy nhiên, do trinh nữ hoàng cung có cả một “tập đoàn” với 7 loại cây đều nằm trong họ náng, rất giống nhau về hình dáng thực vật mà nếu nhìn bằng mắt thường sẽ rất khó phân biệt nên nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm truyền miệng hay dùng lá từ những cây không rõ nguồn gốc không những không chữa được bệnh mà còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe như gây ngộ độc, vô sinh...
Vậy chính xác là loài Trinh nữ hoàng cung nào thể dùng làm thuốc chữa bệnh? làm thế nào để có thể phân biệt cây trinh nữ hoàng cung dùng làm thuốc với các loại náng khác?
Kết quả nghiên cứu mới đây của TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm và GS. TSKH Trần Công Khánh vừa được công bố trên Tạp chí sinh học số 2, tập 34, tháng 6 năm 2012 cho thấy. Từ những năm 1990, qua công tác chọn giống cây Trinh nữ hoàng cung do TS. Trâm phát hiện và thu thập dựa trên cơ sở nghiên cứu đặc tính di truyền riêng biệt (ADN), đặc điểm hình thái thực vật và thành phần hóa học của loại cây này thì giống Trinh nữ hoàng cung có hoạt tính sinh học ngăn ngừa sự phát triển của tế bào khối u và kích thích hệ miễn dịch để làm nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh u bướu (hiện được dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc Crila, Crila Forte, TPCN Crilin và Trà Trinh nữ hoàng cung) là một thứ mới của loài Trinh nữ hoàng cung có ở Việt Nam với tên khoa học - “Trinh nữ crila” (Crinum latifolium L. var.crilae Tram & Khanh), họ Náng (Amaryllidaceae). Như vậy trong loài Trinh nữ hoàng cung của Việt Nam hiện nay, thì chỉ có cây “Trinh nữ Crila” – được phát hiện và xác định bởi TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm là cây có tác dụng chữa bệnh u bướu, được dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc. Nghiên cứu này của TS. Trâm cũng đã được Cục Bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận bản quyền.
Hiệu quả điều trị của thuốc thảo dược từ cây “Trinh nữ Crila” với các bệnh u bướu
Kết quả nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Ngọc Trâm và các cộng sự tại Viện Hàn lâm Khoa học Bungari cho thấy, trong lá cây “Trinh nữ Crila” có chứa các hoạt tính sinh học kháng u, có tác dụng gây độc với các tế bào ung thư phổi, ung thư gan...Kết quả nghiên cứu này chính là cơ sở để sản xuất các sản phẩm dùng trong điều trị, hỗ trợ điều trị các bệnh về u bướu. Trong đó đáng chú ý là thuốc, Crila, Crila Forte dùng trong điều trị u phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới và u xơ tử cung ở nữ giới. Thuốc Crila đã được thử nghiệm lâm sàng tại các Bệnh viện với 2 tác dụng điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt và u xơ tử cung. Theo kết quả nghiên cứu, hiệu quả điều trị của thuốc CRILA và CRILA FORTE với bệnh u xơ tử cung đạt 79,5% -đề tài do PGS.TS. Vương Tiến Hòa, Bệnh viện phụ sản trung ương làm chủ nhiệm, đã được Hội đồng Khoa học Bộ Y tế nghiệm thu. Với bệnh u phì đại lành tính tuyến tiền liệt, đề tài khoa học cấp bộ “Đánh giá tác dụng điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng viên nang trinh nữ hoàng cung ”do GS.TS. Trần Đức Thọ làm chủ nhiệm, thực hiện tại Viện Y học Cổ truyền Quốc gia, Viện Y học Cổ truyền Tp. Hồ chí Minh, Viện Lão khoa Hà Nội đã báo cáo hiệu quả điều trị thuốc Crila và Crila Forte đạt 89.18%. Từ kết quả này, thuốc CRILA và CRILA FORTE đã được Cục quản lý dược- Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc.
Hiện nay, Cây “Trinh nữ Crila” đang được TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm tiếp tục được nghiên cứu, chứng minh là tác dụng hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân ung thư, hỗ trợ điều trị kích thích hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ức chế sự phân chia tế bào, kích thích sự sinh sản và gây hoạt hoá các tế bào bạch huyết có chức năng miễn dịch, những tác dụng này góp phần kìm hãm sự phát triển của ung thư, chống lại sự sản sinh của tế bào ung thư và di căn sau khi phẫu thuật.
Cẩn trọng với Trinh nữ hoàng cung không rõ nguồn gốc
Mặc dù các nghiên cứu về cây Trinh nữ hoàng cung có tên khoa học (Crinum latifolium L. var.crilae Tram & Khanh) được định danh là “Trinh nữ Crila”, dùng làm nguyên liệu sản xuất dược phẩm của TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm đã được cấp chứng nhận bản quyền tác giả song trong thời gian qua, nhiều đơn vị sản xuất dược phẩm đã tự ý trích dẫn các kết quả nghiên cứu, từ đó sản xuất các sản phẩm gắn với trinh nữ hoàng cung trong khi nguồn dược liệu này không phải do TS. Trâm nghiên cứu hay chuyển giao kết quả nghiên cứu. Việc trích dẫn này khiến người dùng rất dễ bị nhầm lẫn và không biết đâu là sản phẩm có tác dụng thực sự, đã được nghiên cứu, thử nghiệm rõ ràng. Trên thực tế đa số bệnh nhân thường không nghiên cứu kỹ nên khi thấy quảng cáo bất kỳ sản phẩm nào được sản xuất từ trinh nữ hoàng cung đều có suy nghĩ chung là sản phẩm nào cũng có tác dụng sinh học như trong kết quả nghiên cứu được công bố của TS. Trâm. “Theo tôi được biết, hiện nay, đã có hàng chục loại sản phẩm (chủ yếu là thực phẩm chức năng) đang lưu hành trên thị trường đều ghi trên nhãn sản phẩm có nguồn gốc từ cây Trinh nữ hoàng cung, nhiều sản phẩm còn được đặt tên gần giống với tên thuốc mà tôi đã nghiên cứu, trong khi không thấy công bố các nghiên cứu, bằng chứng khoa học liên quan như là loại Trinh nữ hoàng cung nào? vùng trồng nguyên liệu ra sao, có qua các thử nghiệm lâm sàng hay không ?...vì thế, không thể khẳng định cứ hễ nói Trinh nữ hoàng cung là có khả năng chữa bệnh. Người bệnh cần hết sức cẩn trọng, lưu ý khi dùng, tránh những nhầm lẫn đáng tiếc.” TS. Trâm cho biết.
Với các bệnh nhân u bướu khi chọn các sản phẩm từ cây trinh nữ hoàng cung, tốt nhất nên lựa chọn các sản phẩm đã được nghiên cứu rõ ràng về nguồn gốc, chất lượng dược liệu,có căn cứ khoa học về cơ chế tác dụng của sản phẩm. Không nên tự ý sử dụng lá trinh nữ hoàng cung mà không rõ nguồn gốc hoặc sử dụng các sản phẩm trôi nổi trên thị trường. Bởi lẽ, chỉ có các nhà khoa học mới xác định được chính xác cây Trinh nữ hoàng cung dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu về gen, chứ người thường không thể phân biệt được dựa trên hình thái thực vật. Vì thế, nếu sử dụng các sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chưa được kiểm soát chất lượng, không những không có tác dụng chữa bệnh, mà rất có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngay cả khi đã chọn đúng loại cây Trinh nữ hoàng cung mà vùng trồng không đạt yêu cầu về thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước, quá trình chăm sóc, thời gian thu hái, chế biến thì dược liệu đó cũng không đảm bảo hàm lượng hoạt chất sinh học để làm thuốc.
Chia sẻ với An ninh Thủ đô, TS. Trâm khẳng định, toàn bộ kết quả nghiên cứu về cây Trinh nữ hoàng cung, được định danh “Trinh nữ Crila” chỉ được chuyển giao cho một đơn vị duy nhất để sản xuất các sản phẩm thuốc Crila, Crila Forte, thực phẩm chức năng viên năng Crilin và Trà túi lọc Trinh nữ hoàng cung là công ty TNHH Thiên Dược. Các sản phẩm này được Công ty TNHH Thiên Dược sản xuất từ nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn GACP – WHO (thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc), nhà máy của đã được Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP-WHO (Thực hành tốt sản xuất thuốc), GLP (Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc), GSP (Thực hành tốt bảo quản thuốc. Do đó sản phẩm của Công ty Thiên Dược có sự khác biệt so với các sản phẩm có thành phần từ trinh nữ hoàng cung hiện đang có trên thị trường
TRẦN THẮNG
Để phân biệt cây Trinh Nữ Hoàng Cung chữa bệnh với các cây náng khác cùng họ, tìm hiểu về hình ảnh, tác dụng chữa bệnh,…vui lòng truy cập trang www.thienduoc.com
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.