![]() |
Thuốc nội hiện đang đáp ứng tốt cho nhu cầu điều trị với 234/314 hoạt chất trong danh mục thuốc thiết yếu của VN và 29 nhóm tác dụng dược lý đã đáp ứng được khuyến cáo của WHO |
Tuy nhiên, tại chính hệ thống bệnh viện công lập và thị trường trong nước, thuốc nội lại đang bị lép vế. Trong khi đó, theo kết luận của Bộ Y tế cho thấy, thuốc nội hiện đang đáp ứng tốt cho nhu cầu điều trị với 234/314 hoạt chất trong danh mục thuốc thiết yếu của VN và 29 nhóm tác dụng dược lý đã đáp ứng được khuyến cáo của WHO. Thế nhưng, theo khảo sát chưa đầy đủ của Cục Quản lý Khám chữa bệnh về tỉ lệ sử dụng thuốc nội tại các tuyến bệnh viện trong nước lại cho một kết quả đáng buồn: tỉ lệ sử dụng thuốc nội trung bình tại 1.018 bệnh viện công lập thấp, chỉ chiếm 38,7% và càng lên tuyến trên thì tỉ lệ này càng giảm. Cụ thể, tại các bệnh viện trung ương, tỉ lệ này chỉ chiếm 11,9%, tại các bệnh viện tỉnh/thành phố là 33,9%, còn tại tuyến huyện là 61,6%.
Thuốc nội chỉ được quảng cáo với chi phí không quá 10% thì thuốc ngoại lại được ưu ái cho khung lên đến 30%. |
Câu chuyện “eo hẹp” về tỉ lệ sử dụng thuốc nội trong điều trị bệnh tại các tuyến của bệnh viện trong nước phần nào nói lên số phận “hẩm hiu” của sản phẩm nội khi thâm nhập thị trường. Đó là chưa kể tới việc trong khi thuốc ngoại vốn có giá ban đầu đã cao xin tăng giá thì rất dễ, còn DN sản xuất dược trong nước khi xin tăng giá thuốc để bù trượt giá, nguyên liệu nhập khẩu thì rất khó khăn, thậm chí không giải quyết. Hơn nữa, thuốc nội chỉ được quảng cáo với chi phí không quá 10% thì thuốc ngoại lại được ưu ái cho khung lên đến 30%. Điều này vô hình chung khiến DN nhập thuốc ngoại khi vào VN quảng cáo “vô tư” làm cho người tiêu dùng biết đến nhiều và bán chạy mặc dù giá cao, thì ngược lại, thuốc nội có nhiều sản phẩm có cùng hoạt chất giá thấp hơn 1/10 bán ì ạch. Chẳng hạn, sản phẩm Klacid của Abotte - Anh giá 32.000 đồng/viên, trong khi sản phẩm Clarithromycin Stada của một Cty liên doanh với VN chỉ có giá 5.480 đồng; sản phẩm Amlor 5mg của Prizer - Pháp có giá bản lẻ cao gấp 12,2 lần so với Amlodipin PMP của Cty CP Pymepharco... ông Trần Đình Khoa - Đại diện Cty TNHH MTV Dược Sài Gòn chia sẻ.
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.