Phó tổng giám đốc Petro Vietnam Nguyễn Tiến Dũng: "Nếu là Petro Vietnam, chắc chắn chúng tôi sẽ không đầu tư một nhà máy như thế". |
"Dự án lọc dầu của Thái Lan tại Bình Định tính khả thi không cao, bởi nó có nhiều vấn đề. Có thể PTT mạnh về tài chính nhưng thường thì không nhà đầu tư nào bỏ cả đống tiền ra để làm một dự án như thế cả".
Đó là nhìn nhận của ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), khi nói về dự án lọc dầu có vốn đầu tư hơn 27 tỷ USD của Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) tại Bình Định.
Trao đổi với VnEconomy, ông Dũng nói:
- Về dự án lọc dầu của PTT thì chúng tôi cũng đã có văn bản gửi Bộ Công Thương, trong đó có đưa ra một số ý kiến cũng như khuyến cáo, nếu chúng ta chấp thuận cho dự án đó được đi vào hoạt động.
Chúng ta nên nhớ rằng, dự án lọc dầu Nghi Sơn mà chúng ta đang làm công suất chỉ có 10 triệu tấn/năm mà phải có nhiều nhà đầu tư cùng tham gia, từ Kuwait, Nhật Bản, Việt Nam, và đều là những nhà đầu tư có tiềm năng cả, nhưng vốn 9 tỷ USD thì cũng phải đi vay tận 5 tỷ USD.
Với dự án của PTT, tôi nghĩ nếu họ làm thì ít nhất cũng phải đi vay 20 tỷ USD.
Tuy nhiên, trong văn bản gửi Bộ Công Thương, chúng tôi không phản đối mà chỉ có ý kiến như vậy thôi. Còn việc Bộ vẫn ủng hộ và trình Chính phủ là việc của các cơ quan quản lý. Quan trọng là các chính sách đối với các nhà máy lọc dầu mà Chính phủ sẽ áp dụng trong tương lai như thế nào thôi.
Có ý kiến cho rằng, Petro Vietnam lên tiếng vì tập đoàn sợ mất thị phần nếu dự án của PTT được chấp thuận và đi vào hoạt động?
Chúng tôi là tập đoàn kinh tế của nhà nước, thực hiện mục tiêu kinh tế của Chính phủ. Petro Vietnam không sợ cạnh tranh. Nếu Chính phủ cho một nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư môt nhà máy có vốn đầu tư gấp 3 lần nhà máy của Petro Vietnam, tiền các dự án của Petro Vietnam cũng là tiền nhà nước, thì đó là tính toán, quy hoạch chung của Chính phủ về lĩnh vực đấy.
Chúng ta cũng đã từng cấp phép cho hàng loạt dự án về thép, xi măng và cũng đã đề cập nhiều về vấn đề khủng hoảng thừa sản phẩm của các ngành này, vậy tại sao chúng ta lại không nói về các dự án lọc dầu, để rồi đến khi nó xảy ra rồi mới nói.
Các ông căn cứ vào đâu để nói rằng, nếu cấp phép cho dự án đó thì sẽ xảy ra khủng hoảng thừa nguồn cung xăng dầu?
Tại thời điểm này thì điều đó chưa thể biết được, vì hiện Chính phủ cũng mới chỉ cho phép PTT dự án đầu tư và báo cáo khả thi, nên thời gian từ nay đến khi nhà máy này có sản phẩm chắc chắn còn lâu dài.
Chẳng hạn như dự án Nghi Sơn đó mà cũng đã phải 10 năm vẫn chưa thể khởi động được, Dung Quất mất hơn 10 năm.
Còn về mặt cân đối cung cầu sản phẩm xăng dầu thì sẽ khủng hoảng thừa nguồn cung. Vì hiện nay, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đảm bảo 30% nhu cầu, dự án Nghi Sơn tới đây thêm 30%, dự án Long Sơn nữa… Đó là chưa tính đến việc các nhà máy này đều tăng gấp đôi công suất trong tương lai.
Tất nhiên, hiện nay chưa biết lúc nào dự án này mới xây xong nên cũng khó lường trước.
Nếu dự án của PTT được triển khai thì ông nghĩ sẽ ảnh hưởng thế nào đến các dự án của Petro Vietnam?
Giả dụ sau này nhà máy đi vào hoạt động mà chủ đầu tư đòi hỏi Chính phủ Việt Nam các điều kiện ưu đãi giống như đang áp cho các dự án mà Petro Vietnam đã làm, thì với một dự án công suất gấp 3 lần, nó có thể cạnh tranh hoàn toàn với 3 nhà máy mà chúng ta đã và đang xây dựng.
Theo chủ quan của ông, tại sao PTT lại chọn Việt Nam để đặt nhà máy lọc dầu, trong khi xung quanh khu vực này đã có khá nhiều dự án khác?
Thực tế thì chúng tôi chẳng tin vào dự án này lắm, nên cũng không quan tâm nhiều. Nếu là Petro Vietnam, chắc chắn chúng tôi sẽ không đầu tư một nhà máy như thế.
Ngay như một số dự án lọc dầu lớn hiện nay Petro Vietnam cũng chỉ tham gia không quá 25%. Quan trọng là chúng ta thu hút vốn đầu tư để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Theo ông, liệu có khả năng một dự án lọc dầu phải bỏ ra hàng chục tỷ USD nhưng sau đó không có dầu thô để hoạt động?
Điều này còn phụ thuộc vào khả năng cung cấp dầu thô của quốc tế, song khả năng đó cũng không loại trừ.
Ở góc độ tài chính, trong hai lĩnh vực lĩnh vực thăm dò, khai thác và lọc hoá dầu thì lĩnh vực nào có lãi hơn?
Tôi thấy chỉ có thăm dò, khai thác mới có lãi, còn lọc dầu thì thấp. Hiện mục tiêu của Petro Vietnam đã được Chính phủ phê duyệt, phải tập trung vào 5 lĩnh vực chính, trong đó thăm dò, khai thác vẫn là hoạt động cốt lõi, ưu tiên số 1.
(Theo Vneconomy)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.