Tốc độ tăng giá tiêu dùng tháng 1, tháng 2 có trọng số rất lớn đối với cả năm. Do vậy, việc phân tích chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 và dự báo tháng 2 cũng như cả năm là rất cần thiết.
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 năm nay tăng 1,25%, cao thứ tư so với CPI cùng kỳ kể từ năm 2004 đến nay, cao hơn CPI của tháng 1/2012 (1%). Mặc dù mức tăng này chưa đáng lo ngại, song không thể chủ quan, lơ là với lạm phát trong thời gian tới.
Cần nhớ rằng, mục tiêu đề ra là CPI năm nay thấp hơn năm trước (6 - 6,5% so với 6,81%). Trong khi năm trước, CPI từ tháng 3 đến tháng 7 và tháng 11, tháng 12 ở mức rất thấp. Việc tăng thấp như thế của năm trước sẽ gây áp lực cho việc kiềm chế lạm phát trong năm nay, bởi số gốc so sánh thấp, thì tốc độ tăng sẽ dễ cao.
Trong 13 nhóm hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng, có 3 nhóm giá tăng cao hơn tốc độ tăng chung; có 9 nhóm có giá tăng thấp hơn tốc độ tăng chung; có 1 nhóm giá giảm. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất, do một số địa phương năm nay mới thực hiện tăng giá. Thực phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi tiêu dùng của dân cư, nên dù số nhóm giá tăng cao ít hơn số nhóm giá tăng thấp hơn, nhưng CPI tháng 1 vẫn tăng cao. Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng cao thứ ba, chủ yếu do việc mua sắm chuẩn bị cho Tết thường cao, cộng với thời tiết miền Bắc lạnh đột ngột, nên hàng mùa đông tăng giá và tiêu thụ mạnh.
Dự báo CPI tháng 2 và cả năm
Số liệu thống kê trong nhiều năm qua cho thấy, CPI tháng 2 thường cao hơn CPI tháng 1. Tính bình quân từ năm 2004 đến năm 2011, hệ số giữa CPI tháng 2 so với tháng 1 là 1,77 lần.
Không chỉ theo thông lệ các năm trước, hiện còn có một số yếu tố khác tác động đẩy CPI tăng lên tháng 2.
Về tài khoá, tiền tệ - yếu tố trực tiếp tác động đến CPI - đã được nới lỏng từ giữa năm 2012 để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh và hỗ trợ thị trường, nay có thể lại được nới lỏng tiếp với liều lượng cao hơn để giải quyết nợ xấu, tồn kho, bất động sản, để thực hiện mục tiêu tái cơ cấu, thực hiện 3 đột phá chiến lược… Về tài khoá, các khoản thu được cắt, giảm, hoãn sẽ được tiếp tục thực hiện, trong khi phát sinh một số khoản mới, nên bội chi ngân sách/GDP theo kế hoạch 2013 vẫn ở mức cao như năm trước (4,8%).
Về tiền tệ - tín dụng, năm 2012 có tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khá cao (ở mức 2 chữ số), tổng dư nợ tín dụng cuối năm 2012 vẫn ở mức ngang bằng với GDP theo giá thực tế, trong khi mục tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2013 ở mức 12% - vừa cao hơn năm trước, vừa cao hơn gấp đôi tốc độ tăng GDP. Điều này trực tiếp tác động đến lạm phát.
Điều đáng chú ý là, CPI năm 2012 tăng thấp, một phần do giá xuất khẩu giảm (giảm 0,54%), giá nhập khẩu giảm (giảm 0,33%), tỷ giá VND/USD giảm (0,96%). Điều này khác hẳn với mấy năm trước đó, nên tình trạng “nhập khẩu lạm phát” và “khuếch đại lạm phát” ở trong nước không xuất hiện. Tuy nhiên, cả 3 yếu tố trên rất có thể tăng lên trong năm nay.
Theo nhóm hàng, giá thực phẩm sẽ không tăng thấp (0,95%) như năm 2012, mà sẽ tăng cao. Điều này được nhận diện trên 2 yếu tố. Thứ nhất, giá thực phẩm lặp đi lặp lại gần như theo chu kỳ là có 1 năm tăng thấp, thì sau đó là 2 năm tăng cao (nếu theo quy luật, năm nay là năm tăng cao). Thứ hai, quan hệ cung - cầu thực phẩm năm nay bị mất cân đối, do chăn nuôi giảm sút.
Từ các yếu tố trên, có thể dự báo, giá thực phẩm dịp Tết và cả năm sẽ tăng đáng kể, kéo theo CPI tháng 2 và cả năm 2013 tăng theo. Do vậy, cần chủ động có biện pháp kiềm chế lạm phát theo mục tiêu, trong đó có việc điều hoà cung - cầu, đảm bảo nguồn hàng để bình ổn giá, thận trọng trong việc điều hành tỷ giá, thận trọng trong việc thực hiện lộ trình giá thị trường.
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.