hotline Hotline: 0977 096 677

Loạn xuất khẩu lao động

Loạn từ thu phí vượt rào, đến tranh giành đơn hàng giữa các doanh nghiệp, trong khi cơ quan quản lý gần như không kiểm soát được tình hình.

Nguy cơ mất thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) truyền thống như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia... là rất cao.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Tại buổi tọa đàm XKLĐ - chính sách, trách nhiệm và lợi ích, do báo Lao Động tổ chức ngày 3-5, anh Nguyễn Ngọc Chiến (quê huyện Tam Nông, Phú Thọ) nói: Năm 2005, do thi trượt đại học anh đăng ký đi XKLĐ Hàn Quốc.

Theo quy định, lao động chỉ phải nộp 675 USD, nhưng anh đã phải nộp tới 6.000 USD cho môi giới. Theo anh Chiến, nhiều lao động khác cũng nộp tiền cho môi giới nên tổng chi phí để sang được Hàn Quốc làm việc gấp rất nhiều lần so với quy định.

“Người ít mất 2.000 USD, người nhiều mất 10.000 USD, thậm chí có người mất tới 15.000 USD” - anh Chiến nói.

Theo anh Chiến, khi sang Hàn Quốc, đa số lao động phải làm việc rất vất vả. Mỗi ngày chỉ được ăn một bát cơm. Nhà ở nhỏ hẹp, đông đúc. Cuộc sống rất tạm bợ vì phải đi hết nơi này đến nơi khác.

Đặc biệt, khi sang Hàn Quốc, anh bị trung tâm môi giới ký hợp đồng hoàn toàn phủi tay, không quan tâm đến cuộc sống: “Sau ba năm làm việc, tôi về nước với số tiền tiết kiệm là 37.000 USD. Tuy số tiền khá lớn, nhưng so với công sức bỏ ra và cuộc sống tiết kiệm ở mức tối đa tại Hàn Quốc, thật không đáng”.

TS Phạm Đỗ Nhật Tân, đến từ Hiệp hội XKLĐ Việt Nam cho biết, hiện, lao động muốn đi XKLĐ giống như đi rừng mà không có la bàn. Doanh nghiệp XKLĐ tốt xấu lẫn lộn, hệ thống chân rết, cò mồi tung hoành khắp nơi, khiến lao động như lạc vào ma trận.

Theo số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), tính từ năm 2003 đến nay, lao động Việt Nam bỏ trốn tại Đài Loan tăng nhanh, bình quân khoảng 6.600 lao động/năm (khoảng 550 lao động/tháng).

Tại Hàn Quốc, trong số 60.000 lao động đang làm việc, có 8.780 người bỏ trốn cư trú bất hợp pháp. Tại Malaysia, đến hết tháng 9-2011, tổng số lao động Việt Nam bất hợp pháp tại Malaysia là 13.515 người.

Ông Lê Minh Đức - Giám đốc Trung tâm cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại - Cty cổ phần đầu tư và thương mại (Constrexim - TM) cho biết, tại Đài Loan, số lao động bỏ trốn tăng lên từng ngày, vì họ đã phải bỏ ra một khoản tiền quá lớn trước khi đi: “Riêng với thị trường Đài Loan, có thể khẳng định, 100% doanh nghiệp thu phí của NLĐ cao hơn nhiều so với quy định”.

Thực tế, theo điều tra của Ủy ban lao động Đài Loan, mức phí của NLĐ Việt Nam trung bình khoảng 5.600-6.000 USD, một số lao động bị thu đến 6.500-7.000 USD.

Trong đó, phần chênh lệch khoảng 1.800-2.500 USD (khoản tiền này cao hơn quy định) chính là phần tiền môi giới bị tăng cao và người phải gánh chịu chính là NLĐ. Khoản phí này cũng cao hơn nhiều so với chi phí của lao động Thái Lan, Philippines và Indonesia khi muốn sang làm việc tại Đài Loan.

TS Phạm Đỗ Nhật Tân cho rằng, lao động không bỏ trốn sao được khi thu nhập bên ngoài cao hơn trong Cty. Đa số lao động đều phải vay tiền trước khi đi nên việc họ trốn ra ngoài để kiếm tiền trả gốc và lãi cho ngân hàng là điều dễ hiểu.

“Nếu tình trạng lao động tiếp tục bỏ trốn tăng cao mà không có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, nguy cơ cao là các thị trường truyền thống như Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc sẽ dừng tiếp nhận lao động Việt Nam như đã từng xảy ra với thị trường Mỹ, Samoa...”- ông Tân nói.

Muốn nhanh phải chạy

“Để xin cấp giấy phép hoạt động, doanh nghiệp phải qua hai lần kiểm tra của Cục Quản lý lao động ngoài nước và Sở LĐ-TB&XH, 4 lần công văn đi - về của các cơ quan chức năng.

Để ra được giấy phép, kể từ khi doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ hợp lệ, phải mất ít nhất 3 tháng. Doanh nghiệp cần nhưng quan không vội, nên muốn nhanh thì phải chạy.

Do đó, để sớm thu hồi, chỉ còn cách thu tiền từ NLĐ để bù vào các khoản phí lót tay” - Một giám đốc doanh nghiệp giấu tên nói.

(Theo Tiền phong)

Thymomodulin - Davinmo - Dược phẩm Davinci Pháp
Siro Davinmo - Một sản phẩm có Thymomodulin là thành phần chính 
 

 

1001 Mẹo vặt

Cách phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Món ngon 365 ngày

Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Sử dụng thuốc nên biết

Tầm quan trọng của vitamin D3 với cơ thể con người

Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.

Dược phẩm   Y học   Sức khỏe   Thuốc đặc trị   Thuốc bổ   Thực phẩm chức năng    Cẩm nang thuốc     Thuốc tân dược    Thuốc đông y    Hỏi đáp về thuốc     Chăm sóc trẻ    Mang thai     Bà bầu    Tình dục    Phòng khám    Tin tức    Cuộc sống 24h    Giúp cơ thể tăng sức đề kháng    Tuần hoàn não    Trẻ phát triển chiều cao     Trái tim khỏe mạnh     Men tiêu hóa trẻ em    Giải độc gan    Bảo vệ gan  Phát triển trí não cho bé    Còi xương  Loãng xương    Xương khớp    Tăng cường trí nhớ     Trẻ biếng ăn Trẻ lười ăn    Trẻ nhác ăn    Trẻ em  ho    Trẻ chậm lớn Vitamin    Chậm lớn    Chậm phát triển Đau đầuChóng mặt Bài thuốc dân gian  Phòng khám đa khoa  Phòng khám nhi  Phòng khám da liễu  Viêm họng  Đau mắt  Dinh dưỡng  Đau lưng   Người cao tuổi    Nitroglycerin     Nifedipin Nefazodon   Nabumeton Nafarilin     Metoprolol    Metoclopramid   Methotrexat    Mesalamin    Medroxy progesteron     Meclophenamat Ung thư