Kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên, với CPI tính theo năm vào tháng 12 được xác định lần đầu là dưới 10%, gần đây được cụ thể hoá là 7-8%. CPI tính theo tháng sau khi tăng trưởng tương đối cao vào 2 tháng đầu năm, CPI đã tăng thấp trong 3 tháng sau đó, đặc biệt đã giảm vào tháng 6, tháng giảm đầu tiên sau 38 tháng tăng liên tục (tính từ tháng 3/2009).
CPI sau 6 tháng mới tăng 2,52%, thấp nhất so với cùng kỳ trong 9 năm qua (tính từ năm 2004). CPI tính theo năm sau khi đạt đỉnh vào tháng 8/2011 (23,02%), đã tăng chậm lại liên tục và còn 6,9% vào tháng 6/2012.
Theo dự báo, CPI tính theo năm sẽ còn giảm trong khoảng 3 tháng nữa, sau đó có thể tăng lên nhưng đến tháng 12 cũng sẽ thấp hơn mục tiêu đề ra.
Nguồn: Nghị quyết Quốc hội và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. |
Đây trước hết là kết quả tích cực của việc kiên trì, nhất quán và quyết liệt trong việc thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, trong nhiều nguyên nhân làm cho CPI tăng chậm lại nhanh, có nguyên nhân quan trọng do đầu tư và tiêu dùng bị co lại. Tỷ lệ đầu tư/GDP từ mức trên 40% trong nhiều năm trước, đến 2011 đã giảm nhanh còn 34,6%; mục tiêu năm 2012 còn thấp hơn (33,5%) và thực hiện 6 tháng còn 34,5%. Đến lượt nó sẽ dẫn đến hai hiện tượng.
(1) Tăng trưởng kinh tế gặp khó khăn ở cả 2 đầu với 2 điểm nghẽn lớn: nợ xấu và tồn kho vừa cao, vừa tăng.
(2) Để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường, phải nới lỏng tiền tệ, tài khoá, dễ làm cho lạm phát cao trở lại vào năm sau, như đã từng lặp đi lặp lại trong 9 năm qua (cứ một năm tăng thấp hơn thì có 2 năm tăng cao, thậm chí rất cao).
Mục tiêu này có nhiều nội dung, trong đó cân đối thương mại là một nội dung quan trọng. Quan hệ mất cân đối này đã được thu hẹp đáng kể, khi nhập siêu 6 tháng đầu năm 2012 chỉ bằng một phần mười so với cùng kỳ năm trước cả về kim ngạch tuyệt đối (685 triệu USD so với 6.900 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (1,3% so với 15,9%).
Đạt được kết quả này do 6 tháng này so với cùng kỳ năm trước, tăng trưởng xuất khẩu cao hơn tăng trưởng nhập khẩu (22,3% so với 6,9%).
Tăng trưởng nhập khẩu thấp do nhiều nguyên nhân; có nguyên nhân do giá nhập khẩu không tăng cao như trước, thậm chí có nhiều mặt hàng còn bị giảm, như giá hạt điều, lúa mì, ngô, đậu tương, chất dẻo nguyên liệu, giấy các loại, bông các loại, xơ sợi dệt các loại, sắt thép các loại, kim loại thường khác,...
Nhiều mặt hàng có kim ngạch giảm với tốc độ cao là hạt điều, dầu mỡ động thực vật, thức ăn gia súc và nguyên liệu, phụ liệu thuốc lá, xăng dầu các loại, khí đốt hoá lỏng, phân bón các loại, chất dẻo các loại, sản phẩm từ giấy, bông các loại, xơ sợi dệt các loại, vải các loại, sắt thép các loại, kim loại thường khác, hàng điện gia dụng và linh kiện.
Ôtô nguyên chiếc các loại, linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy nguyên chiếc, linh kiện phụ tùng xe máy, phương tiện vận tải khác và phụ tùng. Một số loại khác tuy có tăng, nhưng tốc độ tăng rất nhẹ, thấp xa so với các thời kỳ trước đây, như máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, nguyên phụ liệu dệt may, da, giày.
Nhập siêu giảm đã góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá, góp phần giảm áp lực tâm lý kỳ vọng lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,... Tuy nhiên, nhập siêu giảm, nhập khẩu tăng thấp, nhiều mặt hàng còn bị giảm có nguyên nhân quan trọng do tình hình đầu tư, sản xuất, tiêu dùng ở trong nước bị co lại; đến lượt nó lại làm cho chu kỳ sau của tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu bị ảnh hưởng.
Kết quả 6 tháng là tín hiệu khả quan cho cả năm. Xuất khẩu mục tiêu cả năm tăng 13%, tức là phải đạt khoảng 109,5 tỷ USD. Nhiệm vụ còn lại phải đạt 56,4 tỷ USD, tức là 9,4 tỷ USD/tháng. Xuất khẩu bình quân 1 tháng trong 2 tháng nay đạt trên 9,72 tỷ USD.
Nếu 6 tháng tới đạt mức bình quân này thì tổng số sẽ đạt trên 58,3 tỷ USD và cả năm sẽ đạt 111,5 tỷ USD, không những vượt kế hoạch mà lần đầu tiên vượt qua mốc 110 tỷ USD. Nhập khẩu, mức bình quân 2 tháng qua đạt 10,06 tỷ USD/tháng. Nếu 6 tháng tới đạt bằng mức cao này thì tổng số sẽ đạt 60,4 tỷ USD và cả năm sẽ đạt khoảng 114,2 tỷ USD.
Theo đó, nhập siêu cả năm sẽ vào khoảng 3,7 tỷ USD và tỷ lệ nhập siêu sẽ vào khoảng 3,3%-vừa thấp xa so với năm trước, vừa thấp xa so với chỉ tiêu kế hoạch.
Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm nay có một số điểm đáng lưu ý.
Thấp xa so với tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước (5,63%). Thấp hơn cùng kỳ năm trước diễn ra ở 2 nhóm ngành có tỷ trọng cao (nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,81% so với 2,08%; nhóm ngành công nghiệp và xây dựng tăng 3,81% so với khoảng 6,49%; nhóm ngành dịch vụ tăng 5,57% so với khoảng 6,12%).
Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất và trong những năm trước kia thường có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 3 nhóm ngành, trở thành đầu tàu và động lực tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế, thì nay đã xuống sâu và phục hồi chậm. Trong đó, ngành xây dựng tăng trưởng âm vừa kéo ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng giảm, vừa trực tiếp kéo tăng trưởng của toàn nhóm ngành công nghiệp và xây dựng xuống theo.
Thấp xa so với mục tiêu đề ra cho cả năm (6-6,5%). Với tốc độ tăng 4,38% của 6 tháng đầu năm, muốn đạt được mục tiêu cả năm, thì 6 tháng cuối năm, theo tính toán sơ bộ phải tăng từ 7,62 đến 8,62%. Đó là nhiệm vụ rất nặng nề, rất khó đạt được khi nền kinh tế vừa chuyển từ lạm phát sang thiểu phát.
Theo dự đoán của nhiều chuyên gia ở trong nước và quốc tế, khả năng cả năm chỉ tăng khoảng 5,5-5,6%-vừa thấp hơn mục tiêu, vừa thấp hơn năm trước (5,89%).
(Theo Vneconomy)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.