Chính những “bấp bênh” khiến nông dân phải chạy theo lợi nhuận và việc người trồng chè chỉ quan tâm đến sản lượng là điều tất yếu |
Gần đây, nhiều lô hàng chè của Việt Nam xuất khẩu sang các nước châu Âu EU đã bị trả về do phát hiện có chứa các chất Acetamiprid và Imidacloprid. Đây là 2 chất thuộc danh mục 02, theo lộ trình sẽ bị đưa ra khỏi danh mục vào tháng 2/2015.
Trước thông tin trên, phóng viên báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã trao đổi với ông Nguyễn Quốc Khánh - Công ty TNHH MTV chè Sông Cầu thì được biết:
“Công ty chúng tôi vừa bị trả lại mấy tấn chè do chứa tồn dư 2 hợp chất Acetamiprid và Imidacloprid. Điều này gây thiệt hại rất nhiều cho công ty”.
Khi được hỏi về việc khắc phục tình trạng trên, anh chỉ ngao ngán chia sẻ: “Thực sự là rất khó! Giờ doanh nghiệp của chúng tôi chỉ biết đi thu mua chè của người dân, vườn chè là của người dân nên việc cấm họ sử dụng 2 hợp chất này là cực kỳ khó, có khi họ vẫn lén lút dùng”.
Một doanh nghiệp khác lại lắc đầu cho biết, Việt Nam hiện có xấp xỉ 700 nhà máy chế biến chè, ngoài ra còn có vô số cơ sở chế biến thủ công của các hộ gia đình. “Chúng tôi là người thu mua, biết ngăn chặn thế nào trong khi Cục Bảo vệ Thực vật vẫn cho lưu hành loại thuốc này trên thị trường? Tại sao Cục không dừng lưu hành loại thuốc này và thay thế bằng những sản phẩm khác?” - doanh nghiệp này bức xúc.
Chính ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục Bảo vệ Thực vật cho biết, Cục đã có văn bản khuyến cáo người dân không sử dụng các chất này và thay thế bằng các chất khác trên chè, nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. “2 hợp chất Acetamiprid và Imidacloprid theo quy định phải tới năm 2015 mới đưa ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng. Trước mắt cục đã đưa ra 7 loại hợp chất khác có thể sử dụng thay thế 2 hợp chất này trên cây chè và khuyến cáo tới doanh nghiệp, người trồng chè lựa chọn” - ông Hồng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở mức khuyến cáo cộng với những “bấp bênh” mùa vụ mà người nông dân phải tự gánh chịu khiến họ chạy theo lợi nhuận mà ít quan tâm tới vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng là điều dễ hiểu.
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.