Với dân số 6,3 triệu người và GDP chiếm hơn 1/5 nền kinh tế của Việt Nam, nhưng thành phố Hồ Chí Minh là đô thị Đông Nam Á có nguy cơ lụt cao nhất. ADB dự báo thảm họa sẽ xảy ra nếu không cải thiện biện pháp phòng ngừa.
Khoảng thời gian này đang là mùa mưa ở Indonesia, rất thuận lợi cho công việc của nông dân, nhưng với 9 triệu người dân ở Jakarta thì không thuận lợi chút nào. Vào năm 2007, nước lũ đã làm ngập 3/5 thủ đô nước này, làm 52 người thiệt mạng và hơn 450.000 người mất nhà cửa, tổng thiệt hại lên tới gần 1 tỷ USD. 5 năm trước đó, con số tử vong là 60 người và biến 350.000 người thành vô gia cư.
Thủ đô của Indonesia nằm ở địa thế thấp, lòng trũng và thấp hơn 10m so với mực nước biển. Lụt lội diễn ra là điều dễ hiểu ở đây. Hệ thống sông ngòi vài thập niên gần đây không được tu tạo cẩn thận khiến bùn đất tích tụ, hơn nữa một phần năm lượng chất thải hàng ngày của thành phố đều được đổ hết xuống sông và kênh đào. Các chuyên gia cho rằng các nhà chức trách chỉ cần quan tâm tu tạo hệ thống đường thủy ở đây vài năm năm thôi thì lượng lũ lụt đã có thể giảm đi hơn nửa.
Theo đại diện của Ngân hàng Thế giới, việc thực hiện kế hoạch nạo vét là cần thiết giống như nhổ răng vậy bởi Jakarta đang dần chìm. Theo một báo cáo gần đây nhất của Ngân hàng Thế giới, thành phố này đang lún xuống bởi chịu sức đè lớn (ví dụ như của các tòa cao ốc) và do khai thác nước ngầm gia tăng (ảnh hưởng bởi tăng dân số). Có nghĩa là Jakarta có tốc độ chìm xuống nhanh gấp 10 lần so với tốc độ mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu.
Các thành phố lớn ở châu Á đều đang đối mặt với các vấn đề tương tự. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã công bố một bản báo cáo về mối liên quan giữa việc di cư và khí hậu thay đổi.
Trong năm 2010-2011 đã có 42 triệu người châu Á bị mất nhà cửa do thảm họa thiên nhiên. Mọi sự di cư chủ yếu tập trung ở các đảo, bán đảo có địa hình thấp tại Ấn Độ và Thái Bình Dương Đại Dương như Maldives, Tuvalu và Kiribati, vùng đồng bằng ven biển như Bangladesh.
Các đô thị lớn có khả năng chịu sự ảnh hưởng của khí hậu thay đổi cũng có xu hướng di dời, các đô thị này cũng là những đồng bằng ven biển có nguy cơ gặp nước biển dâng cao. Có thành phố như Quảng Châu, Seoul và Nagoya ở Đông Á, thủ đô của Bangladesh, Dhaka, thành phố Kolkata và Chennai ở Nam Á. Đáng kể là 20 triệu dân thành phố Mumbai cũng đang sinh sống tại thành phố nằm dưới mực nước biển này.
Tại Đông Nam Á có Bangkok, Manila và thành phố Hồ Chí Minh cũng là các khu vực thành thị có địa hình thấp, giống như Jakarta, chính quyền tại các nơi này đã mất rất lâu để có hành động đối phó với lũ lụt tăng lên. Năm ngoái, lượng mưa lớn ở thống sông Chao Phraya chảy qua Bangkok giống như một thảm họa. Với hàng trăm người chết, Ngân hàng Thế giới ước tính nền kinh tế Thái Lan bị tổn thất do lũ lụt gây ra vào khoảng 46 triệu USD.
Tương tự, lũ lụt tại khu vực sông Mekong đã tàn phá phần lớn của Campuchia, ông David McCauley, người đứng đầu của chương trình biến đổi khí hậu của ADB đưa ra lời cảnh báo cho khu vực này.
Nguy cơ cao nhất là TP.HCM nằm trên sông Sài Gòn, phía Bắc của sông Mekong. Thành phố có dân số 6,3 triệu người và vẫn đang phát triển, có GDP chiếm hơn 1/5 nền kinh tế của Việt Nam. ADB dự báo thảm họa sẽ xảy ra nếu không cải thiện biện pháp phòng ngừa. Từ nay cho đến năm 2050, dự báo 7/10 thành phố sẽ chìm trong ngập lụt.
Lâu nay, triều cường gây nhiều đảo lộn cuộc sống người dân TP HCM (Ảnh: TTO) |
Hiện chính quyền sở tại các thành phố đang xem xét một loạt các phương án phòng lụt mới, bao gồm cả đê điều. Manila, thủ đô của Philipines cũng đang tiến hành việc này. Tuy nhiên, các chuyên gia đồng ý rằng hiệu quả của các việc làm đó cũng chỉ đến một mức nhất định, quan trọng là nỗ lực hạn chế phát triển đô thị quá mức hoặc phải quy hoạch lại.
Tại TP.HCM, các nhà lãnh đạo ADB nhận định rằng "đô thị hóa đã góp phần đáng kể vào việc làm tăng nhiệt độ, lượng mưa, và lũ lụt hơn hai thập kỷ qua". Xây dựng đê điều ở các vùng lũ lụt không hề cải thiện được nhiều. Chính phủ có thể làm nhiều hơn nữa để khuyến khích các doanh nghiệp và người dân ổn định tại các vùng ít nguy cơ hơn.
Điều này sẽ yêu cầu thay đổi trong quy hoạch, đây có thể là chi phí ngắn hạn đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, kinh nghiệm của Thái Lan năm ngoái là ví dụ cho thấy chi phí cho việc không làm gì là lớn hơn bao giờ hết. Vùng đất phía bắc Bangkok đã từng chủ yếu trồng lúa, chính vì lũ lụt thường xuyên nên các nhà máy đã bị ngập trong lũ lụt. Kết quả là, vào cuối năm 2011, chỉ số GDP của Thái Lan đã giảm mạnh nhất (9%) kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-98.
Một vài công ty hiện nay đang tính đến chuyện chuyển tới nơi cao ráo hơn. Việc này sẽ khiến họ phát sinh thêm chi phí hiện tại nhưng lại tiết kiệm về sau. Chính phủ Thái Lan cũng đang khẩn trương xem lại chính sách nước mình. Đây sẽ là một động thái tốt thúc đẩy các thành phố trong tình trạng tương tự hành động.
(Theo VEF)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.