Vừa qua, cơ quan phụ trách thực phẩm - thuốc của TP Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) công bố kết quả một cuộc điều tra về ẩm thực, trong đó kết luận: 44,4% gạo và sản phẩm từ gạo được tiêu thụ trên thị trường Trung Quốc có chứa hàm lượng Cadmium (Cd) cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
Đây không phải lần đầu tiên gạo Trung Quốc bị nhiễm chất gây ung thư Cd. Vào đầu năm 2011, đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã công bố kết quả điều tra của Đại học Nông nghiệp Nam Kinh về chất lượng gạo. Tổ điều tra đã thu thập hơn 100 mẫu gạo trên thị trường ở 6 khu vực (Hoa Đông, Đông Bắc, Hoa Trung, Tây Nam, Hoa Nam và Hoa Bắc). Kết quả cho thấy 10% số mẫu gạo có hàm lượng kim loại nặng Cd vượt tiêu chuẩn. Tại các tỉnh như Giang Tây, Hồ Nam, Quảng Đông, hàm lượng Cd có trên 60% số mẫu. Tổ điều tra kết luận, phần lớn mẫu gạo nhiễm Cd được trồng tại miền Nam Trung Quốc.
Ngoài ra, Trung tâm Kiểm nghiệm giám sát chất lượng sản phẩm và gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã từng khảo sát với kết quả nhiều loại gạo bị nhiễm kim loại nặng, trong đó tỉ lệ nhiễm chì trên 28,4% và nhiễm Cd 10,3%. Theo nhận định từ các cơ quan của Trung Quốc, việc gạo nhiễm Cd là do đất trồng bị ô nhiễm.
Việc gạo Trung Quốc nhiễm độc chất Cd khiến người tiêu dùng Việt Nam lo lắng. Trao đổi với PV Báo SGGP, ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho rằng, VN chưa xuất hiện loại gạo nhiễm Cd nhập khẩu từ Trung Quốc, mặc dù Việt Nam có nhập khẩu một lượng gạo nhất định nhưng chủ yếu là gạo chất lượng cao do Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc) sản xuất. Thống kê nhập khẩu gạo chính ngạch của Bộ Công thương cho thấy, năm 2011, tổng lượng gạo nhập khẩu vào Việt Nam là 5.800 tấn, năm 2012 là 27.600 tấn, 6 tháng đầu năm 2013 là gần 13.000 tấn. Nếu so với mức tiêu thụ gạo trong nước khoảng 19 - 20 triệu tấn/năm thì lượng gạo nhập khẩu không đáng kể.
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật khẳng định, ngay sau khi có thông tin gạo Trung Quốc nhiễm Cd, Cục đã chỉ đạo các trạm kiểm dịch cửa khẩu kiểm tra. Kết quả cho thấy, chưa ghi nhận lô hàng gạo nhập khẩu nào từ Trung Quốc về Việt Nam. Hơn nữa, trong giao thương mặt hàng gạo giữa hai nước, Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu tới 1/3 tổng lượng gạo xuất khẩu hàng năm của Việt Nam.
Cũng theo ông Hồng, gạo nhiễm Cd là do từ đất và nước bị nhiễm. Đất, nước ở khu công nghiệp khai khoáng có nguyên tố Cd xả ra ngoài môi trường gây nhiễm đất và nước trồng trọt, thẩm thấu vào cây lúa và tồn tại ở hạt gạo. Do đó, trước mắt người tiêu dùng có thể yên tâm với gạo tiêu dùng nội địa.
Cadmium (Cd) là kim loại nặng đứng đầu danh sách độc chất do Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (PNUE) thiết lập năm 1984. Cd và các dung dịch, các hợp chất của nó là những chất cực độc, thậm chí chỉ với nồng độ thấp, chúng sẽ tích lũy và gây hại cho cơ thể. Khi đất trồng bị nhiễm Cd thì các loại cây trồng cũng dễ dàng bị lây nhiễm và xâm nhập vào cơ thể người qua ăn uống. Các hợp chất chứa Cd thường cũng là các chất gây ung thư. Ngoài tổn thương thận, người bệnh còn chịu các chứng loãng xương và nhuyễn xương. Hiện nay, chưa có phương pháp giải độc Cd hữu hiệu.
Theo SGGP
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.