Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo để sớm sửa đổi, bổ sung nghị định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng - Ảnh minh họa. |
Không chỉ ít hơn về dung lượng mà cả nhận định của bản báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng năm 2012 của Chính phủ vừa được gửi đến Quốc hội cũng đã ít nhiều thay đổi so với bản được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại phiên họp mới đây.
Vẫn nằm ở 6 hạn chế, yếu kém, song ở gạch đầu dòng thứ 5, việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng được đánh giá là “chưa nghiêm” thay vì “chưa cụ thể rõ ràng”.
Tại các phiên thảo luận, chất vấn, góp ý sửa Luật Phòng chống tham nhũng và gần đây nhất là các phiên tiếp xúc cử tri, trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng chống tham nhũng luôn được đề cập với không ít quan ngại.
Ở bản báo cáo này, nhận định chung của Chính phủ không thay đổi, đó là: “Tuy đạt được kết quả tích cực nhưng nhìn chung công tác phòng chống chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng. Tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội; tiếp tục là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước”.
Giở lại các báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng đều đặn gửi tới các kỳ họp Quốc hội cuối năm, có thể thấy rất rõ sự giảm đi nhanh chóng về số lượng người đứng đầu bị xử lý khi để xảy ra tham nhũng. |
Còn việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng được cho là “không tương xứng với số vụ việc tham nhũng được phát hiện, xử lý”.
Giở lại các báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng đều đặn gửi tới các kỳ họp Quốc hội cuối năm, có thể thấy rất rõ sự giảm đi nhanh chóng về số lượng người đứng đầu bị xử lý khi để xảy ra tham nhũng.
Năm 2009, trong số 149 người đứng đầu bị xử lý thì có 13 trường hợp bị xử lý hình sự, 50 người bị khiển trách, 58 người bị cảnh cáo và 25 người bị cách chức.
Sang năm sau, trong 84 trường hợp, xử lý hình sự 19 người, cách chức 15 người, cảnh cáo 13 người và khiển trách 37 người.
Đến 2011 có 67 người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong phạm vi quản lý có 3 trường hợp bị xử lý hình sự, 14 người bị cách chức, số người nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo là 16 và khiển trách là 34.
Giảm đến 34% so với năm trước là con số của năm nay, với 44 trường hợp người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó có 9 người đã xử lý hình sự, 31 người đã xử lý kỷ luật.
Nghịch lý về sự sụt giảm liên tục của các con số này trong khi tham nhũng vẫn được đánh giá là nghiêm trọng phức tạp đã từng được Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền mang ra chất vấn Tổng thanh tra Chính phủ tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 8 năm nay. Rằng, “năng lực không thiếu, tổ chức bộ máy không thiếu, quyết tâm không thiếu nhưng vẫn không phát hiện được tham nhũng, phải chăng có vấn đề về lợi ích nhóm, về bao che trong đội ngũ cán bộ?”.
Ủy ban Tư pháp - cơ quan thẩm tra báo cáo phòng chống tham nhũng của Chính phủ - cũng nhắc đi nhắc lại một thực trạng, hầu như không có cơ quan, tổ chức, đơn vị nào phát hiện được vụ việc tham nhũng thông qua công tác tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
Cơ quan này cũng nhấn mạnh rằng một trong những nguyên nhân quan trọng của tệ nạn tham nhũng hiện nay là tình trạng suy thoái đạo đức của không ít cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, trong đó một số cán bộ là lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Nặng về thành tích nên không ít người đứng đầu vẫn còn có biểu hiện bao che, dung túng cho hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý.
Chính phủ cũng nhìn nhận, việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng chưa đạt yêu cầu, còn vướng mắc. Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo để sớm sửa đổi, bổ sung nghị định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng.
Dự thảo luật phòng chống tham nhũng được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 đã dành nhiều “đất” hơn để quy định chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế khi để xảy ra tham nhũng.
Song, ngay lập tức, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã nhìn thấy nguy cơ có thể dẫn đến triệt tiêu hiệu quả của nhau tại chính các quy định này.
Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo để sớm sửa đổi, bổ sung nghị định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng. |
Báo cáo thẩm tra dự án luật trích khoản 1 điều 68 “người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp quản lý, phụ trách thì bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”. Còn khoản 1 điều 72 nêu “thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng” .
Trên thực tế, việc thực hiện các quy định này dường như là một nghịch lý, thủ truởng cơ quan quản lý nhà nước càng tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để phát hiện được càng nhiều hành vi tham nhũng xảy ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức mình thì người đó lại càng phải chịu trách nhiệm về công tác quản lý cán bộ vì đã để xảy ra nhiều hành vi tham nhũng. Do đó, việc bao che, che giấu hành vi tham nhũng rất khó tránh khỏi, báo cáo thẩm tra phân tích.
Tại kỳ họp Quốc hội thứ tư sẽ được khai mạc vào sáng 22/10, báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng sẽ được trình bày ngay tại phiên khai mạc và các phiên thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) sẽ lên sóng phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri có điều kiện theo dõi, giám sát.
(Theo Vneconomy)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.