GS.TS Trần Ngọc Thơ. Ảnh: Thanh Thương |
Đã đến lúc “cởi trói” cho hoạt động vay, trả nợ ngoại tệ của cá nhân một cách thực sự để gia tăng kiều hối chứ không phải chỉ trên giấy tờ như từ trước đến nay, đó là ý kiến của GS.TS Trần Ngọc Thơ, Trưởng khoa Tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh tế TPHCM, khi trao đổi với TBKTSG Online hôm 19-3.
TBKTSG Online: Ngày 18/3/2013, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều pháp lệnh ngoại hối, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2014, trong đó cho phép cá nhân được vay nợ nước ngoài. Quy định này không khác so với quy định tại pháp lệnh năm 2005, nhưng trong các năm qua, dường như cá nhân không được phép thực hiện, thưa ông?
- GS.TS Trần Ngọc Thơ: Theo tôi quan sát, trước hết, quy định của pháp lệnh ngoại hối năm 2005 đã cho phép cá nhân vay và trả nợ nước ngoài, quy định này khá thoáng nhưng lại không có những hướng dẫn cụ thể vì vậy cũng không cá nhân nào được phép làm việc này.
Trong bối cảnh hiện nay, kinh tế Việt Nam rất cần nới những điều kiện như trên, để đón dòng vốn nước ngoài, nhằm giúp đất nước vượt qua khó khăn. Trong năm 2005, những quy định này đưa ra nhưng có sự ngập ngừng lo sợ, và lúc đó Việt Nam chỉ chú trọng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp từ nước ngoài. Nhưng thực tế các dòng vốn trên, đặc biệt là dòng vốn gián tiếp chỉ mang tính đầu tư ngắn hạn, trong khi dòng vốn trực tiếp lại ảnh hưởng đến môi trường đầu tư vì đổ nhiều vào bất động sản. Lúc đó, tôi cho rằng Việt Nam sợ nếu cho phép cá nhân thực hiện thì sẽ có những khoản đầu tư ngầm, khó kiểm soát nên đã không quy định cụ thể về việc vay, trả nợ nước ngoài.
Tuy nhiên trong thời gian qua, thực tế đã cho thấy lượng kiều hối chuyển về quá nhiều, góp phần làm cho dự trữ ngoại hối tăng lên, đây là dòng vốn mang tính ổn định và bền vững. Lượng kiều hối chuyển về trong thời gian qua, tôi cho rằng có nhiều dòng vốn là vay mượn. Nếu có cơ chế rõ ràng, thật tâm, không phải là đưa ra để chứng tỏ môi trường đầu tư của Việt Nam đã thoáng, nhưng trong điều hành chính sách lại không muốn thực hiện, và nhìn lại những lợi ích trong thời gian qua thông qua con số kiều hối ổn định, thì tôi cho rằng dòng kiều hối sẽ chảy về Việt Nam mạnh hơn. Vì khi đó cá nhân được vay nợ và có được nguồn trả nợ bằng cách mua được ngoại tệ trong nước.
Vậy ông cho rằng nên quy định cụ thể bằng các văn bản hướng dẫn để dễ thực hiện?
- Không, theo tôi, pháp lệnh ngoại hối năm nay dự tính sửa đổi nên có những quy định cụ thể luôn, không nên đưa ra thêm các hướng dẫn dưới luật vì sẽ gặp những rào cản về mặt hành chính, do tâm lý lo sợ trách nhiệm của một số cơ quan. Trên thực tế, khi nới lỏng cũng sẽ có những biến tướng nhưng nên chấp nhận để dần dần hoàn thiện luật. Đồng thời những quy định cũng nên cụ thể như làm sao để người vay nợ nước ngoài có thể vay vốn để trả nợ, không bị những rào cản về hành chính như hiện nay.
Theo ông, quy định về việc cho cá nhân vay nợ nước ngoài còn những rủi ro gì khiến cơ quan quản lý chùn tay trong các năm qua?
- Rủi ro có thể có là không kiểm soát được dòng vốn đó đầu tư vào đâu. Và với luồng vốn ra, có thể có nhiều cá nhân đã dùng để mua vàng hay kim cương… gây chảy máu ngoại tệ chứ không chỉ là dùng để trả nợ, và dòng vốn đảo chiều ra khỏi quốc gia đột ngột gây tác động đến thị trường ngoại hối.
Vì vậy theo tôi phải quy định việc mua ngoại tệ trả nợ nước ngoài phải theo lộ trình trả nợ cụ thể, tức vốn vào hàng loạt nhưng ra phải có kế hoạch. Người trả nợ cũng sẽ chuẩn bị được nguồn tiền trả nợ theo từng thời gian, không gây áp lực lên thị trường ngoại hối. Chính sách minh bạch, rõ ràng thì có lợi hơn so với việc chỉ quy định chung chung như 8 năm trước. Cũng phải tránh tình trạng các bộ ngành đùn đẩy trách nhiệm và cuối cùng thì quy định không đi vào thực tế.
Việc hạn chế quyền của cá nhân trong sử dụng ngoại tệ được cơ quan chức năng cho rằng nhằm tránh tình trạng đô la hóa, ông nghĩ sao?
- Tôi cho rằng đó là những lo sợ mơ hồ về việc không kiểm soát được lượng ngoại tệ chuyển ra. Vì thực tế ngoại tệ đã về thì vẫn phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối, ngoại tệ được gửi ở tài khoản ở một ngân hàng nào đó, tức là có thể biết được. Những quy định về chống rửa tiền cũng sẽ giúp cho việc kiểm soát các giao dịch liên quan đến ngoại tệ một cách dễ dàng hơn nên không thể nói ngoại tệ có thể dễ dàng đi ra.
Tôi cho rằng vấn đề chính lại là tư tưởng và cách tiếp cận vấn đề của nhà quản lý, còn về những rào cản kỹ thuật, không khó để dựng lên. Và chỉ vì những ngần ngại đó mà để ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và lợi ích quốc gia thì tôi cho rằng không nên chút nào.
Xin cảm ơn ông!
(Theo Thesaigontimes)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.