hotline Hotline: 0977 096 677

Cảnh giác với chiêu của thương lái Trung Quốc

Tình trạng thu mua nông, thủy sản trái phép của các thương nhân nước ngoài, đặc biệt là thương nhân Trung Quốc tại khu vực ĐBSCL đang ngày càng phổ biến và diễn biến phức tạp.

Một số nông dân cho biết: trong thời gian đầu, thương lái Trung Quốc ứng tiền trước và thanh toán rất sòng phẳng để tạo uy tín, giá cả lại cao hơn giá thị trường từ 10 - 30% để “câu mồi”. Đến khi được người dân tin tưởng, họ vịn vào nhiều lý do để trả chậm tiền hàng, khi số nợ lớn lại bị đòi gắt gao thì họ chuyển qua mua của các vựa khác để tiếp tục khất nợ. Đến khi tổng số nợ lên đến hàng tỉ đồng thì họ... biến mất...

Những cuộc ra đi ngoạn mục

Năm 2011, trên địa bàn huyện Giá Rai (Bạc Liêu) bỗng trở nên sôi động khi có sự xuất hiện của các thương lái Trung Quốc đi mua hàng tôm nguyên liệu mà không cần phải đều về kích cỡ, trọng lượng, cả tôm bị bơm tạp chất họ cũng mua và giá thu mua lại khá cao nên nhiều cơ sở địa phương đã ồ ạt đi gom hàng để bán cho thương lái Trung Quốc. Hệ quả là người dân và các cơ sở thu gom hàng VN bị quỵt nợ lên tới hàng chục tỉ đồng do các thương lái Trung Quốc sau khi thu gom hàng xong đã bỏ trốn còn các DN chế biến trong tỉnh thì không có nguyên liệu để sản xuất nên phải hoạt động cầm chừng, có DN chỉ hoạt động từ 30 – 50% công suất.

Khoai lang tím Nhật tại Vĩnh Long tồn đọng sau “chiều bài”
thu mua ào ạt của thương lái Trung Quốc

Tại tỉnh Vĩnh Long, vẫn thủ đoạn trên, các thương lái Trung Quốc thu gom khoai lang tím Nhật với lời hứa sẽ tiêu thụ với số lượng lớn đã làm cho người dân nơi đây vui mừng khôn siết vì đã có đầu ra ổn định. Giá ban đầu thu mua khoai lang tím Nhật được các thương lái Trung Quốc trả một triệu đồng/tạ (chỉ tính 60 kg), nông dân thu lợi từ 300 – 400 triệu đồng/ha. Do lợi nhuận cao nên người dân đã chuyển canh tác từ ruộng lúa chuyển sang trồng khoai lang tím Nhật và diện tích canh tác đã không ngừng tăng mạnh và lan rộng ra nhiều địa phương khác. Hiện khoai lang tím Nhật còn được trồng ở huyện Lấp Vò (Đồng Pháp), huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ) với diện tích lớn hàng trăm ha...

Không những vậy, do được chi hoa hồng cao, giá hấp dẫn, nhận và giao hàng dễ dàng nên đã thu hút khá đông người nhận làm đại lý đi gom khoai lang tím Nhật để bán cho thương lái Trung Quốc hưởng chênh lệch. Nhiều lãnh đạo địa phương cũng đưa khoai lang tím Nhật vào trong chiến lược phát triển nông nghiệp cho địa phương mình qua việc mở rộng thêm diện tích canh tác. Tuy nhiên cho đến hiện nay thì giá đã “đổi chiều” chỉ còn khoảng 220.000 – 300.000 đồng/tạ,  hàng tồn động lớn không có đầu ra và khá nhiều đại lý thu gom đã vỡ mộng làm giàu bởi… bị quỵt nợ với số tiền lên tới hàng chục tỉ đồng với sự “ra đi” không trở lại của các thương lái Trung Quốc.

Đầu năm 2012, thông tin từ các cơ quan công luận phản ánh việc thương lái Trung Quốc thu mua cua ở thị trấn Năm Căn (Cà Mau) lại sử dụng “kịch bản” cũ để lừa các đại lý thủy sản với số tiền lên đến hơn 100 tỉ đồng. Gần đây, sau một thời gian dài thao túng vùng nguyên liệu dứa của huyện Tân Phước (Tiền Giang), các thương lái Trung Quốc lại “biến mất” để lại một “nỗi buồn” cho các đại lý nơi đây do đã thu gom được khá nhiều dứa nhưng…không ai đến mua.

Nông dân và DN lãnh đủ

Theo các nạn nhân là chủ các đại lý thu gom hàng ở các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, các thương lái Trung Quốc sử dụng visa du lịch để đến VN. Họ đăng ký tạm trú và thuê lại kho vựa đế chứa hàng. Họ bán hàng ở đâu, khả năng tài chính ra sao thì đều mù tịt. Phương thức mua bán chủ yếu là giao dịch “miệng” và thanh toán bằng tiền mặt. Họ trả hoa hồng rất cao và thường núp bóng các đại lý VN để thu gom hàng. Những thương lái này không mở tài khoản để thanh toán hoặc mở tín dụng L/c nên khi xãy ra sự cố là họ về nước và trách nhiệm còn lại thì đại lý VN lãnh đủ.

“Chính việc mua bán sản phẩm với thương lái Trung Quốc bằng hợp đồng “miệng”, nông dân không biết thương lái Trung Quốc ở đâu, lại không có thế chấp tài sản nên nông dân rất dễ gặp rủi ro và cơ quan chức năng rất khó xử ly” - ông Đỗ Văn Nam - Cục trưởng Cục chế biến -Thương mại nông lâm sản và nghề muối - Bộ NN - PTNT khẳng định.

Ông Cù Văn Thành - giám đốc Cty Chế biến dừa Lương Quới (Bến Tre) cho biết, giữa năm 2011, thị trường dừa nguyên liệu của Bến Tre bị phụ thuộc vào các thương lái Trung Quốc. Ở những thời điểm giá dừa nguyên liệu tăng cao do thương lái Trung Quốc đẩy lên, DN ông Thành phải sang tận Indonesia để mua dừa nguyên liệu về chế biến. Nhà máy hiện có công suất khoảng 300.000 trái dừa/ngày nhưng chỉ hoạt động chỉ cầm chừng từ 20 – 30% công suất do thiếu nguyên liệu.

Còn ông Võ Văn Bon - giám đốc Cty CP Rau quả Tiền Giang cho rằng, có hiện tượng bất thường bởi các thương lái Trung Quốc mua dứa rồi đóng container lạnh trở về Quảng Đông và Quảng Tây để bán cho người tiêu dùng sử dụng tươi chứ không chế biến đóng hộp. Hiện giá dứa tại Vân Nam chỉ khoảng 3.000 đồng/kg nhưng không hiểu sao thương lái Trung Quốc lại mua đứa với giá cao như vậy. Việc họ không đăng ký kinh doanh mà nhờ các thương lái VN đi thu gom hàng cũng điều đáng đặt câu hỏi...

Cơ quan quản lý nói gì ?

Có thể nói, nhiều bất ổn, rủi ro khi làm ăn với các thương lái Trung Quốc đã được giới chuyên môn cảnh báo từ lâu, nhưng tại sao tình trạng thu mua nông, thủy sản trái phép của các thương nhân Trung Quốc tại ĐBSCL vẫn đang ngày càng phổ biến và diễn biến phức tạp.

Theo các chuyên gia, hiện vẫn thiếu cơ sở pháp lý để xử lý các hành vi vi phạm do việc mua bán giữa các đại lý VN và thương lái Trung Quốc diễn ra lặng lẽ, không ai đăng ký hay báo cáo với ngành chức năng. Các giao dịch mua bán lại mang hình thức “mua đứt bán đoạn”, không ký hợp đồng mua bán nên đến khi bị quỵt nợ các chủ đại lý thu gom hay nông dân  VN mới trình báo công an thì vụ việc đã qua rồi.

Còn theo ông Nguyễn Văn Quang - Phó giám đốc sở Công Thương tỉnh Cà Mau: “Sở đã chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với chính quyền địa phương để kiểm tra vụ việc đồng thời phát động truyên truyền người dân cảnh giác khi giao thương với các thương nhân nước ngoài.

Việc thu gom nông, thủy sản trái phép của thương nhân Trung Quốc tại ĐBSCL đã gây xáo trộn thị trường trong nước.

Theo Ban chỉ đạo TƯ 127, việc thu gom nông, thủy sản tận cơ sở sản xuất của thương nhân Trung Quốc thời gian qua tại ĐBSCL đã gây xáo trộn thị trường trong nước. Giá cả các loại nông, thủy sản luôn bị đẩy lên ở mức cao bất thường gây tình trạng thiếu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, nhiều ngành hàng XK gặp khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu phục vụ chế biến.

Còn theo luật sư Trần Thanh Phong (Cần Thơ), việc quản lý cách thức thanh toán trong hoạt động XNK còn thiếu chặt chẽ, nhiều kẽ hở trong hoạt động thương mại của nông dân và chủ đại lý VN với thương nhân Trung Quốc. Vì vậy, các ngành chức năng địa phương cần kiểm soát chặt chẽ việc thu mua hàng hóa “bất thường” này. Đồng thời, cần có sự liên kết giữa sản xuất và tiêu dùng nhằm giữ giá ổn định, tránh tranh mua giành bán. Để quản lý hoạt động thu mua nông, thủy sản tốt, các cơ quan chức năng và DN phải nghiêm chỉnh thực hiện nghiêm túc Quyết định 80 của Chính phủ thông qua các hợp đồng để đảm bảo đầu ra ổn định cho nông, thủy sản ở ĐBSCL.

Ông Nguyễn Lộc An - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) khẳng định, các thương nhân nước ngoài đều không được phép vào tận nơi thu gom nông, thủy sản. Việc đó chỉ có thể thực hiện khi thương lái, thương nhân đó là người VN và đã đăng ký kinh doanh với chính quyền địa phương. Do đó, nếu các thương lái, thương nhân nước ngoài thu mua mà bị phát hiện thì họ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật VN.

(Theo Quốc Chánh // Diễn đàn doanh nghiệp)

Thymomodulin - Davinmo - Dược phẩm Davinci Pháp
Siro Davinmo - Một sản phẩm có Thymomodulin là thành phần chính 
 

 

1001 Mẹo vặt

Cách phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Món ngon 365 ngày

Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Sử dụng thuốc nên biết

Tầm quan trọng của vitamin D3 với cơ thể con người

Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.

Dược phẩm   Y học   Sức khỏe   Thuốc đặc trị   Thuốc bổ   Thực phẩm chức năng    Cẩm nang thuốc     Thuốc tân dược    Thuốc đông y    Hỏi đáp về thuốc     Chăm sóc trẻ    Mang thai     Bà bầu    Tình dục    Phòng khám    Tin tức    Cuộc sống 24h    Giúp cơ thể tăng sức đề kháng    Tuần hoàn não    Trẻ phát triển chiều cao     Trái tim khỏe mạnh     Men tiêu hóa trẻ em    Giải độc gan    Bảo vệ gan  Phát triển trí não cho bé    Còi xương  Loãng xương    Xương khớp    Tăng cường trí nhớ     Trẻ biếng ăn Trẻ lười ăn    Trẻ nhác ăn    Trẻ em  ho    Trẻ chậm lớn Vitamin    Chậm lớn    Chậm phát triển Đau đầuChóng mặt Bài thuốc dân gian  Phòng khám đa khoa  Phòng khám nhi  Phòng khám da liễu  Viêm họng  Đau mắt  Dinh dưỡng  Đau lưng   Người cao tuổi    Nitroglycerin     Nifedipin Nefazodon   Nabumeton Nafarilin     Metoprolol    Metoclopramid   Methotrexat    Mesalamin    Medroxy progesteron     Meclophenamat Ung thư