Nếu như đầu năm, thông báo cắt giảm 30-50% lương chỉ xuất hiện ở vài công ty địa ốc, xây dựng thì nay đã lan rộng ra nhiều doanh nghiệp. Công ty nào không thông báo giảm lương thì ép doanh số để lấy 'cớ' giảm thu nhập của nhân viên.
Hơn 10 ngày trước, chị Lê Minh Thu, nhân viên văn phòng một công ty phần mềm tại Trung Kính, Hà Nội nhận được thông báo bắt đầu từ tháng 11, lương của nhân viên bị giảm 50%. Công việc của chị Thu không có thu nhập thêm, chủ yếu chỉ trông vào lương nếu giảm 50% thì mỗi tháng chị Thu chỉ nhận 3 triệu đồng.
Anh Nguyễn Tuấn Anh, nhân viên một công ty thép, cho biết, từ đầu tháng 10 công ty anh có thông báo sẽ tăng 15% lương cho những nhân viên chấp nhận đi làm ở văn phòng mới, xa thêm 15km nữa. Còn những ai vẫn làm việc ở trụ sở công ty bị cắt giảm 25% lương. Ngoài ra, phòng kinh doanh trong công ty không được thưởng hàng tháng theo doanh thu nữa và nếu không đạt doanh thu định mức thì chỉ được hưởng 85% lương.
"Định mức công ty đặt ra cũng khá cao, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn hiện nay, xây dựng đình trệ. Do đó, hầu hết nhân viên phòng kinh doanh không đạt định mức", anh Tuấn Anh cho biết.
Nhân viên nhiều ngành nghề "than" về tình trạng cắt giảm lương từ 30-50%. Ảnh: Hoàng Hà. |
Cũng có kế hoạch tìm kiếm một công việc mới có thu nhập cao hơn nhưng anh Tuấn Anh cho biết vẫn chưa có kết quả. "Giờ đâu đâu cũng thấy cắt giảm lương, cắt giảm nhân sự nên chuyển việc chưa chắc đã là lựa chọn đúng, thôi thì cố gắng vượt khó", anh này chia sẻ.
Chị Đặng Như Quỳnh (Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, hồi tháng 4, công ty chị thông báo cắt giảm 30% nhân sự. Những nhân viên ở lại không bị giảm lương nhưng, từ đầu năm nay, tất cả các khoản thưởng lễ đều bị cắt. “Trước đây, ngày lễ lớn công ty mình thưởng nửa tháng lương nhưng giờ cắt hoàn toàn. Mới đây mình còn nghe nói Tết Nguyên đán năm nay không có thưởng”, chị Quỳnh nói.
Thu nhập chỉ bằng 60% những năm trước, anh Nguyễn Đức Thịnh – nhân viên một công ty cung cấp thiết bị bảo vệ cho biết, công ty anh “ghim” lương nhân viên từ chục ngày đến nửa tháng. Trong hợp đồng ghi là trả lương từ ngày 1 đến 5 mà từ đầu năm nay thường phải ngày 20 mới có.
“Nhiều bạn trong công ty mình mới ra trường và đi làm đã bị chủ nhà đuổi mấy lần vì chậm đóng tiền nhà. Còn vợ chồng mình cũng nhiều phen khốn đốn vì phải 'xoay' tiền để nộp tiền cho chủ nhà”, anh Thịnh chia sẻ.
Anh Vy Đức Hưởng - Giám đốc một công ty kinh doanh và phân phối sàn gỗ tại Thanh Xuân cho biết, tuy chưa đến mức cắt giảm nhân sự nhưng từ đầu năm doanh nghiệp này cắt giảm lương sếp còn 50% đến 70%, lương nhân viên thì bằng 80% so với năm ngoái.
"Kinh tế khó khăn nên số lượng đầu việc cũng ít, doanh thu giảm. Nếu không giảm lương thì lại buộc phải cắt giảm nhân sự vì quỹ lương phải phù hợp với doanh thu của công ty", anh Hưởng chia sẻ.
Anh Hưởng cho biết, tại đơn vị của anh, lương điều chỉnh giảm nhưng số lượng công việc cũng ít hơn trước. "Thêm vào đó, chúng tôi cũng dồn công việc vào 5 ngày để nghỉ sáng thứ 7", vị giám đốc này cho hay.
Một lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, tình hình khó khăn chung nên không tránh khỏi tình trạng cắt giảm lương, thất nghiệp tăng, kể cả ở các nước phát triển. "Còn ở Việt Nam, gần đây, ngay các tập đoàn, tổng công ty cũng đồng loạt cắt giảm lương của người lao động nên các doanh nghiệp nhỏ, tư nhân chắc chắn không tránh khỏi tình trạng trên", ông này cho biết.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo này, khi giảm lương các doanh nghiệp nên có lời giải thích rõ lý do để người lao động cảm thấy thuyết phục. "Doanh nghiệp nên có một thông điệp gửi tới nhân viên để họ hiểu rằng, trong khủng hoảng công ty và người lao động cần cộng sinh để vượt khó. Doanh nghiệp sẽ luôn chia sẻ khó khăn với người lao động chứ không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận", lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết.
Vị này cũng khuyên người lao động nên thận trọng khi có ý nghĩ "nhảy" việc vào lúc này. "Trước khi nghỉ việc cần tìm hiểu kỹ xem công việc mới có thực sự tốt hơn về thu nhập, đãi ngộ, điều kiện làm việc... hay không. Thêm vào đó, sắp đến Tết Nguyên đán, người lao động nghỉ việc sẽ bị cắt tiền thưởng sẽ rất thiệt thòi", lãnh đạo Bộ này cho hay.
Báo cáo của Chính phủ tại Quốc hội cho thấy 9 tháng đầu năm có hơn 51.000 doanh nghiệp thành lập mới, nhưng cũng có tới 40.000 đơn vị phá sản, ngừng hoạt động. Chính phủ chưa công bố số liệu thất nghiệp, chỉ cho biết 8 tháng đầu năm đã có 345.500 người đăng ký thất nghiệp, tăng 41,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc, hai năm qua có gần 100.000 doanh nghiệp rời thị trường, bằng một nửa 20 năm trước cộng lại.
"Chưa bao giờ doanh nghiệp chết nhiều như 2 năm qua. Doanh nghiệp còn khó khăn trong 1-2 năm tới", ông nói.
(Theo Ngọc Tuyên // VnExpress)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.