hotline Hotline: 0977 096 677

Trung Quốc hết “đạn” để cứu tăng trưởng?

picture
Các thống kê gần nhất cho thấy, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới tiếp tục hụt hơi trong quý 2 và có thể sẽ không đảo ngược được xu hướng suy giảm tăng trưởng như các nhà lãnh đạo Trung Quốc và các chuyên gia phân tích từng kỳ vọng.

Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng đến các công cụ kích thích kinh tế để chặn đà suy giảm tăng trưởng. Nhưng theo giới quan sát, Bắc Kinh giờ không còn nhiều lựa chọn như trước.

Sau khi Trung Quốc công bố một loạt thống kê kinh tế gây thất vọng hôm thứ Sáu tuần trước - từ lĩnh vực sản xuất công nghiệp tới thị trường nhà đất và tiêu dùng nội địa - Ngân hàng Trung ương nước này (PBoC) vào tối thứ Bảy tuyên bố hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0,5 điểm phần trăm, có hiệu lực từ ngày 18/5.

Động thái này của PBoC nhằm tăng cường hoạt động cấp vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, trên thực tế, các nhà băng của nước này thậm chí đang thừa vốn cho vay, thể hiện qua lãi suất liên ngân hàng đã giảm xuống mức 3,2% vào cuối tuần trước, từ mức 5,4% vào nửa cuối của tháng 2.

Trao đổi với tờ Wall Street Journal, ông Song Yu, một nhà phân tích của ngân hàng Goldman Sachs, cho rằng, việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc về 20% mà PBoC vừa thực hiện đơn thuần chỉ là “một tín hiệu để Chính phủ Trung Quốc cho thấy họ sẵn sàng nới lỏng chính sách” mà thôi. Cũng theo ông Yu, động thái này sẽ không có nhiều tác động tới nền kinh tế Trung Quốc.

Các thống kê gần nhất cho thấy, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới tiếp tục hụt hơi trong quý 2 và có thể sẽ không đảo ngược được xu hướng suy giảm tăng trưởng như các nhà lãnh đạo Trung Quốc và các chuyên gia phân tích từng kỳ vọng.

Phương Tây vẫn cho rằng, Trung Quốc có thể thúc tốc độ tăng trưởng GDP dễ dàng như một người lái xe nhấn chân ga vì Chính phủ Trung Quốc có thể toàn quyền đưa ra chính sách kinh tế mà không cần phải thảo luận với Quốc hội. Thêm vào đó, với mức nợ tương đối thấp, Trung Quốc có thể tăng cường chi tiêu công. Trong thời gian kinh tế toàn cầu suy giảm 2008-2009, kinh tế Trung Quốc đã vượt khó ngoạn mục nhờ một chương trình cho vay và chi tiêu khổng lồ.

Nhưng trên thực tế, Bắc Kinh cũng vấp phải những rào cản làm suy giảm khả năng hành động cứu tăng trưởng. Chương trình kích cầu khổng lồ tung ra vào năm 2008 đã khiến bong bóng địa ốc ở nước này phình to và nhiều địa phương đầm đìa trong nợ công. Bởi thế, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc hiện nay rất ngại tung ra một chương trình kích thích tăng trưởng quy mô lớn. Cắt giảm lãi suất - vốn là cách làm được nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới ưa thích - lại là một lối đi mà Bắc Kinh e dè, vì có thể đẩy tốc độ lạm phát tăng cao sau những nỗ lực kiềm chế tăng giá suốt năm qua.

Chưa kể, do năm nay là năm chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc, Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ phải hành động để thúc đẩy tăng trưởng, nhưng khó có thể tung ra những biện pháp mạnh.

“Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang rơi vào một thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu họ tung ra một chương trình cho vay tín dụng quy mô lớn, thì đó có thể là cách thức hiệu quả nhất để hỗ trợ nền kinh tế. Nhưng cách làm này lại cản trở các biện pháp cải cách hệ thống tài chính và tiến trình cân bằng của nền kinh tế”, ông Eswar Prasad, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Viện Brookings của Mỹ, nhận xét.

“Nếu được đặt mục tiêu kỹ lưỡng, chính sách tài khóa cũng sẽ tạo ra một cơ hội tốt hơn để đạt các mục tiêu cả ngắn hạn và dài hạn. Nhưng hiệu quả của chính sách này có thể bị hạn chế nếu những bất ổn kinh tế khiến niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp suy giảm”, ông Prasad nói thêm.

Trong quý 1 năm nay, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng chậm nhất kể từ đầu năm 2009. Giới phân tích kỳ vọng tình hình sẽ khởi sắc trong quý 2 này, nhưng những thống kê công bố tới thời điểm này cho thấy, có vẻ như điều đó không xảy ra. Chuyên gia về kinh tế Trung Quốc Wang Tao của ngân hàng UBS vì thế đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP quý 2 của nước này về 8%, từ mức 8,4% trong lần dự báo trước.

Với mức nợ công thấp, Chính phủ Trung Quốc có khả năng tăng cường chi tiêu hoặc cắt giảm thuế để hỗ trợ tăng trưởng. Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tỷ lệ nợ chính phủ so với GDP của Trung Quốc trong năm 2011 là 25%, so với mức 102% của Mỹ. Thậm chí nếu tính cả nợ của các địa phương - như Thủ tướng Ôn Gia Bảo gần đây đưa ra ở mức 10,7 nghìn tỷ Nhân dân tệ vào cuối năm 2011, tương đương 22% GDP - thì tình hình tài chính công của Trung Quốc vẫn khá ổn. Lạm phát giảm, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,1% trong tháng 4 so với tháng 3, đồng nghĩa với cơ hội để Bắc Kinh hành động còn lớn hơn nữa.

Chuyên gia kinh tế Lu Ting thuộc ngân hàng Bank of America lập luận, Bắc Kinh có thể “chi nhiều hơn vào phúc lợi xã hội và tăng tốc việc xây dựng các dự án nhà ở xã hội và cơ sở hạ tầng”.

Nhưng việc tăng cường chi tiêu công không thể diễn ra dễ dàng như thế. Chính phủ Trung Quốc đã thu hẹp quy môt của các dự án nhà ở xã hội vì lo ngại các địa phương không thể đạt được mục tiêu tham vọng như đề ra. Đảo ngược hoạt động kiểm soát thị trường bất động sản có thể là giải pháp nhanh chóng nhất cho những thách thức kinh tế hiện nay của Trung Quốc, nhưng lại có thể tạo ra những khó khăn mới cho Chính phủ nước này. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã xem việc hạ nhiệt sốt bất động sản là một trọng tâm chính sách. Đến nay, giá nhà đất ở nước này vẫn chưa giảm nhiều so với mức đỉnh và việc mua nhà vẫn nằm ngoài tầm với của nhiều người Trung Quốc.

Đối với các dự án cơ sở hạ tầng, sau 3 năm được Bắc Kinh đầu tư mạnh mẽ, đã đem lại “trái ngọt” cho tăng trưởng. Việc lựa chọn cấp vốn cho các dự án mới sẽ mất thời gian và có thể sẽ không đem đến tác dụng kích thích tăng trưởng nhanh chóng.

Trên thực tế, một loạt biện pháp  mà Trung Quốc có thể chọn để cứu nguy cho tằng trưởng - bao gồm giảm tốc độ tăng giá của đồng Nhân dân tệ nhằm hỗ trợ các nhà xuất khẩu, cắt giảm lãi suất để tăng nhu cầu, hay tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng - đều có chung một tác dụng phụ. Đó là, những cách làm này sẽ tác động bất lợi tới sự dịch chuyển chiến lược kinh tế của Trung Quốc nhằm tăng cường tiêu dùng nội địa và giảm bớt sự phụ thuộc vào đầu tư và xuất khẩu.

Ông Nicholas Lardy, một chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho rằng, lãi suất của Trung Quốc nên được tăng lên để người gửi tiền nhận được nhiều lãi hơn, và như thế, họ sẽ chi tiêu nhiều hơn. “Theo thời gian, lãi suất cao hơn có thể làm giảm tỷ lệ tiết kiệm của các hộ gia đình, theo đó giúp tăng cường tiêu dùng nội địa”, ông Lardy nói. Tuy nhiên, hầu như chẳng có chính phủ nào trên thế giới “can đảm” tăng lãi suất khi nền kinh tế đang giảm tốc.

Để bù lại tình trạng lãi suất thấp, các hộ gia đình Trung Quốc thường đem tiền đi đầu tư để tìm mức lợi nhuận cao hơn gửi tiền trong nhà băng. Đối với các ngân hàng nhỏ và vừa của Trung Quốc, trong đó có nhiều ngân hàng có đối tượng khách hàng phục vụ chính là các doanh nghiệp nhỏ thuộc khu vực kinh tế tư nhân của nước này, thực tế này khiến họ hút được ít tiền gửi hơn và cũng có ít vốn để cho vay hơn.

Vào tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã hạ mục tiêu tăng trường GDP của nước này năm nay xuống 7,5% từ mức 8% áp dụng suốt từ năm 2005. Cho dù kinh tế Trung Quốc vẫn thường tăng trưởng cao hơn mục tiêu đề ra, các chuyên gia cho rằng, mục tiêu tăng trưởng mới này có thể được nhìn nhận như một tín hiệu mà Bắc Kinh muốn gửi tới các địa phương rằng, họ đang muốn điều chỉnh chiến lược kinh tế, bất chấp sự điều chỉnh đó sẽ làm giảm nhịp tăng trưởng. Trong dài hạn, tiêu dùng trong nước được coi là một nền móng tăng trưởng vững chắc hơn cho Trung Quốc.

Nhưng hiện nay, tờ Wall Street Journal bình luận, khi Trung Quốc đang đối mặt nguy cơ chỉ đạt tốc độ tăng trưởng gần mục tiêu, thì Bắc Kinh lại nỗ lực tìm cách để nền kinh tế tăng tốc.

(Theo Vneconomy)

Thymomodulin - Davinmo - Dược phẩm Davinci Pháp
Siro Davinmo - Một sản phẩm có Thymomodulin là thành phần chính 
 

 

1001 Mẹo vặt

Cách phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Món ngon 365 ngày

Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Sử dụng thuốc nên biết

Tầm quan trọng của vitamin D3 với cơ thể con người

Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.

Dược phẩm   Y học   Sức khỏe   Thuốc đặc trị   Thuốc bổ   Thực phẩm chức năng    Cẩm nang thuốc     Thuốc tân dược    Thuốc đông y    Hỏi đáp về thuốc     Chăm sóc trẻ    Mang thai     Bà bầu    Tình dục    Phòng khám    Tin tức    Cuộc sống 24h    Giúp cơ thể tăng sức đề kháng    Tuần hoàn não    Trẻ phát triển chiều cao     Trái tim khỏe mạnh     Men tiêu hóa trẻ em    Giải độc gan    Bảo vệ gan  Phát triển trí não cho bé    Còi xương  Loãng xương    Xương khớp    Tăng cường trí nhớ     Trẻ biếng ăn Trẻ lười ăn    Trẻ nhác ăn    Trẻ em  ho    Trẻ chậm lớn Vitamin    Chậm lớn    Chậm phát triển Đau đầuChóng mặt Bài thuốc dân gian  Phòng khám đa khoa  Phòng khám nhi  Phòng khám da liễu  Viêm họng  Đau mắt  Dinh dưỡng  Đau lưng   Người cao tuổi    Nitroglycerin     Nifedipin Nefazodon   Nabumeton Nafarilin     Metoprolol    Metoclopramid   Methotrexat    Mesalamin    Medroxy progesteron     Meclophenamat Ung thư