Những người bệnh ở nướu có nguy cơ mắc bệnh về tim cao hơn. Có những ý kiến trái chiều về việc liệu các vi khuẩn ở miệng có thật sự gây bệnh về tim, hay liệu rằng những người sức khỏe răng miệng yếu cũng có khuynh hướng sức khỏe tim mạch yếu. Hiện nay, một nghiên cứu mới ở chuột đã cung cấp thêm manh mối thiên về tác nhân vi khuẩn.
Các nhà nghiên cứu dùng 4 loại vi khuẩn gây bệnh về nướu cho chuột, sau đó theo dõi sự lan truyền các loại vi khuẩn này trong 6 tháng. Các kết quả cho thấy các vi khuẩn di chuyển từ miệng tới tim và động mạch lớn gọi là động mạch chủ, khiến tăng nồng độ cholesterone và viêm nhiễm trong các động vật thí nghiệm, là những nhân tố nguy cơ gây bệnh tim. Các vi khuẩn cũng di chuyển tới thận, phổi và gan.
Kết quả cho thấy loại vi khuẩn gây bệnh về nướu cũng làm phát triển bệnh tim. Các nhà nghiên cứu đã thuyết trình kết quả này vào ngày 18/5 tại Boston, trong cuộc họp thường niên của Hiệp hội Vi trùng học Mỹ.
Có 2 dạng bệnh nướu, viêm nướu và viêm nha chu. Cả hai dạng đều phổ biến ở người trưởng thành ở Mỹ. Các vi khuẩn gây bệnh về nướu răng có thể xâm nhập mạch máu khi đánh răng hay thực hiện các thủ thuật về răng.
Nhiều nghiên cứu đã quan sát thấy những người bị bệnh về nướu răng có nhiều nguy cơ bị bệnh tim hơn. Nhưng các chuyên gia vẫn hoài nghi liệu rằng những vi khuẩn này có thực sự là thủ phạm. Bệnh nướu răng và bệnh tim có nhiều yếu tố nguy cơ chung, bao gồm cả hút thuốc, tuổi cao, bệnh tiểu đường, và những nhân tố này có thể là nguyên do khiến những người bị bệnh nướu răng dễ bị bệnh tim hơn.
Năm 2012, Hiệp hội tim Mỹ đã xem xét trên 500 nghiên cứu và kết luận rằng các nhân tố chung này không thể giải thích mối liên quan giữa hai bệnh. Tuy nhiên, tại thời điểm đó chưa có đủ bằng chứng để kết luận rằng bệnh này gây ra bệnh kia. Các tác giả của nghiên cứu mới đây cho biết những kết quả của họ có thể làm thay đổi nhiều điều.
Theo nhà nghiên cứu Irina Velsko, một sinh viên đã tốt nghiệp Đại học y Florida: “Hi vọng của chúng tôi là Hiệp hội sẽ công nhận mối liên hệ nhân quả giữa bệnh răng miệng và tăng nguy cơ bệnh tim. Điều đó sẽ đem lại thay đổi trong cách chẩn đoán và điều trị của các bác sĩ đối với những bệnh nhân bệnh tim”.
Kết quả nghiên cứu mới đây không giúp chấm dứt nghi vấn này bởi được tiến hành trên động vật, có thể không áp dụng với người. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cần tìm hiểu thêm để biết liệu việc điều trị bệnh răng miệng có giúp ngăn ngừa bệnh tim.
Các vi khuẩn gây bệnh ở miệng có liên hệ với nhiều bệnh ngoài bệnh tim. Nhiều công trình nghiên cứu đã liên hệ bệnh ở răng miệng với việc tăng nguy cơ tiểu đường típ 2, bệnh thận và bệnh đường hô hấp, rối loạn chức năng cương dương, bệnh ở thai phụ như sẩy thai, sinh non và hiếm muộn.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.