Hai nam bệnh nhân người Mỹ nhiễm HIV đã có dấu hiệu đáng mừng khi kết quả xét nghiệm không có virus HIV mặc dù dã đã ngưng dùng thuốc điều trị trong nhiều tháng.
Tiến sĩ Timothy Henrich tại Trường Y khoa Harvard ngày 3-7 vừa thông báo ông không thể phát hiện virus HIV trong cơ thể hai bệnh nhân vừa được cấy ghép tủy. Trước đó, hai người đàn ông này đã ngưng thuốc trong gần 2,5 tháng. Mặc dù các chuyên gia không rõ liệu HIV có quay trở lại trên cơ thể hai bệnh nhân không nhưng kết quả vẫn là bước tiến quan trọng trong việc tìm ra phương pháp chữa căn bệnh thế kỷ.
“Cả hai bệnh nhân đều rất tích cực tham gia nghiên cứu. Họ đã quan tâm trước những gì chúng tôi đang làm và vui mừng khi được tham gia nghiên cứu”.
Hai bệnh nhân từng trải qua quá trình điều trị kháng virus lâu dài nhằm ngăn chặn HIV và không cho nó tiến triển sang AIDS. Tuy nhiên, cả hai đều đã mắc bệnh ung thư bạch huyết từ nhiều năm trước. Để ngăn chặn ung thư, TS Henrich đã điều trị bằng hóa trị và ghép tủy xương trên hai người đàn ông, trong khi đó, họ vẫn được tiếp tục điều trị bằng thuốc kháng virus trong suốt thời gian trong và sau cấy ghép.
Đầu năm 2013, vị tiến sĩ đã tiến hành nghiên cứu lâm sàng và chỉ đạo hai bệnh nhân ngừng dùng thuốc kháng virus để xem kết quả. Cho đến nay, virus vẫn chưa có dấu hiệu trở lại.
“Virus cũng có thể trở lại trên cơ thể bệnh nhân vào bất cứ lúc nào, tuần sau, tháng sau, hoặc 1, 2 năm nữa. Chúng tôi vẫn chưa biết kết quả cuối cùng, vẫn chưa chứng minh được bệnh đã khỏi, cần có thời gian theo dõi. Những gì chúng tôi có thể nói là nếu virus không trở lại trong vòng một hoặc hai năm sau điều trị thì cơ hội phục hồi của virus sẽ rất thấp", Timothy Henrich phát biểu trên BBC.
Timothy Ray Brown không tái phát sau khi được ghép tủy miễn dịch HIV
Hiện bệnh nhân được chữa khỏi HIV được nhiều người biết đến nhất hiện nay là Timothy Ray Brown, với biệt danh “bệnh nhân Berlin”. Người này ngưng dùng thuốc kháng virus từ năm 2006 và tuyên bố ông không cần dùng đến chúng nữa sau khi ghép tủy xương từ người hiến tặng có gien đột biến CCR5, có khả năng miễn dịch với HIV.
Nhưng trong trường hợp hai bệnh nhân mới nhất, người hiến tặng tủy xương không miễn dịch với HIV, đồng nghĩa với việc các tế bào trong cơ thể họ dễ dàng nhiễm HIV trở lại.
Đầu năm nay, các bác sĩ cùng vừa thông báo đã “cơ bản chữa khỏi” cho một bé gái ở vùng Mississippi nhiễm HIV từ mẹ sau khi sử dụng liều cao thuốc kháng virus chỉ vài giờ sau khi ra đời. Chưa đầy hai tuần sau, các nhà nghiên cứu ở Pháp cũng uyên bố chữa khỏi bệnh cho 14 bệnh nhân HIV cùng bằng phương pháp tương tự.
Theo NLD
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.