Diện tích trồng cây anh túc ở vùng Tam giác vàng đang tăng trở lại trong những năm gần đây với điểm nóng nằm ở miền đông Myanmar.
Myanmar đã thay thế Thái Lan trở thành “công xưởng vàng đen” ở Tam giác vàng và là nơi sản xuất ma túy lớn thứ 2 trên thế giới sau Afghanistan. Theo báo cáo của LHQ hồi tháng 4, diện tích trồng cây anh túc ở vùng Tam giác vàng cao nhất là vào năm 1998 với 130.000 ha, đến năm 2006 thì giảm xuống còn 20.000 ha. Thế nhưng, anh túc lại bùng phát trở lại trong mấy năm nay khi diện tích trồng loại cây “ma quái” này tăng gấp đôi vào năm 2010 và chỉ 2 năm sau đã lên đến 50.000 ha, chiếm 29% diện tích trồng anh túc của thế giới. Trên 90% diện tích trồng cây anh túc ở khu vực Tam giác vàng được xác định ở bang Shan, miền đông Myanmar, tiếp giáp Thái Lan và Lào. Từ đây, nhựa cây anh túc được chuyển đến bang Kachin, gần Trung Quốc và Ấn Độ, để chế biến thành đủ loại ma túy khác nhau và tung ra thị trường. Cũng theo báo cáo của LHQ, 610 tấn trong tổng số 638 tấn heroin của Tam giác vàng năm 2011 có nguồn gốc từ Myanmar (25 tấn từ Lào, 3 tấn từ Thái Lan). Một năm sau, tỷ lệ này tiếp tục tăng lên 690/735 tấn heroin, trị giá khoảng 16,3 tỉ USD tức hơn 1/3 GDP của Myanmar.
|
Khu vực tập trung cây anh túc nằm ở vùng rừng núi hiểm trở của bang Shan với người gieo trồng chủ yếu thuộc các nhóm dân tộc thiểu số. Anh Chai, 33 tuổi, cho biết gia đình anh sống trong một ngôi làng trên núi gần biên giới Thái Lan và đã 3 đời trồng cây anh túc. “Trồng anh túc đã trở thành nghề cha truyền con nối đối với chúng tôi và hầu như làng tôi với hơn 700 gia đình đều gắn cuộc đời với nó. Một số trồng thêm lúa nhưng không nhiều”, anh Chai tâm sự với PV Thanh Niên. Anh trồng anh túc quanh năm, cứ 3 tháng lại thu hoạch một lần và trung bình kiếm được khoảng hơn 4.700 USD (100 triệu đồng) mỗi năm. Chính phủ có cấm trồng cây anh túc nhưng anh Chai cho Thanh Niên hay cảnh sát chả bao giờ đến làng anh để bắt ai cả vì ngại đường xa. Thêm nữa, hầu như ai cũng đưa tiền lót tay cho cảnh sát nên vẫn yên tâm trồng.
Bàn tay của phiến quân
Ngoài các băng nhóm tội phạm, nền “công nghiệp ma túy” Tam giác vàng còn do các nhóm vũ trang và lực lượng phiến quân kiểm soát. Hoạt động trồng anh túc và chế biến ma túy tại các bang đông và đông bắc Myanmar gần như hoàn toàn nằm trong tay những nhóm vũ trang dân tộc thiểu số đang chiến đấu đòi ly khai. Trong số này, mạnh nhất là Lực lượng thống nhất bang Wa (UWSA). UWSA đơn phương tuyên bố tự trị ở bang Wa hồi năm 2009 và xem mua bán ma túy là phương pháp chính để kiếm tiền phát triển lực lượng cũng như kiểm soát người dân. Quân đội của chính phủ cũng như lực lượng phòng chống ma túy thường khó tiếp cận các khu vực núi non hiểm trở luôn hiện diện họng súng của phiến quân.
Bên cạnh đó, tham nhũng liên quan đến ma túy trong chính quyền và quân đội cũng như các chương trình hỗ trợ người dân từ bỏ cây anh túc chưa đạt hiệu quả cao cũng khiến việc kiểm soát ma túy tại Myanmar gặp nhiều khó khăn.
Thời gian gần đây, chính quyền của Tổng thống Thein Sein rất tích cực đối thoại với các nhóm vũ trang ly khai nhằm tiến tới thỏa thuận ngừng bắn và theo các chuyên gia, hòa bình, ổn định là điều kiện đầu tiên để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân và đưa các khu vực nằm trong Tam giác vàng khỏi vòng xoáy ma túy.
Theo AFP ngày 6.5, Myanmar quyết định hoãn mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn cây anh túc thêm 5 năm nữa, tức đến năm 2019. Thông báo trên được đưa ra trong cuộc họp về phòng chống ma túy tại Yangon với sự tham gia của đại diện cấp cao của Myanmar cùng 5 nước Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia. Tại cuộc họp, đại diện nước chủ nhà thừa nhận: “Sản xuất và buôn lậu ma túy gây bất ổn ở khu vực biên giới và thách thức luật pháp”. Dự kiến, các bên sẽ ra một tuyên bố cấp bộ trưởng về vấn đề ma túy trong khu vực vào ngày 9.5. |
(Theo Thanh niên Online // VP Bangkok)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.