hotline Hotline: 0977 096 677

Tadgikixtan liệu có là một tỉnh mới của Trung Quốc?

Trên Nhân chứng và sự kiện xuất bản ngày 13 tháng 5 năm 2013, nhà báo Victoria Nhikitina đưa một tin sốt dẻo: “Từ ngày 6 tháng 5 Trung Quốc đưa quân đội vào lãnh thổ Tadgikixtan".  

Một phần tỉnh tự trị Gorno-Bađaskhanxki của nước này đã được chuyển giao cho Trung Quốc để trả các khoản nợ. Ở Đusanbe người ta cho rằng, không thể sống được trên vùng đất này. Nhưng Trung Quốc có thái độ với phần lãnh thổ này theo kiểu khác, họ hoàn toàn có cơ sở để cho rằng, nó quan trọng từ góc độ chiến lược”. Với vai trò là một chuyên gia, nữ nhà báo đã thuyết phục được lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu xã hội trực thuộc Viện kinh tế, Viện hàn lâm khoa học Nga Bôris Smeliôv, người không chút nghi ngờ về thông tin về việc quân đội Trung Quốc được đưa vào Tadgikixtan.

Theo ý kiến của vị chuyên gia có uy tín này, trường hợp nói trên trong các mối quan hệ quốc tế thuộc vào loại “đặc biệt”, thậm chí là loại sự kiện- mang tính biểu tượng. Trung Quốc đang tăng cường địa vị trên thế giới, biến sức mạnh kinh tế thành ảnh hưởng chính trị.

Và một quốc gia nghèo túng như Tadgikixtan, mà đại diện là Tổng thống đã buộc phải nịnh bợ Trung Quốc, lý do chính là vì nước này đã chu cấp số tiền cần thiết cho cuộc bầu cử vừa qua. Nhưng câu hỏi mà nhà phân tích tự đặt ra cho mình rằng việc Trung Quốc đưa quân vào sẽ dẫn tới điều gì? Ở đây nước Nga sẽ đóng vai trò như thế nào?

Vị chuyên gia khuyên chính phủ nước mình coi sự kiện vừa qua như là sự đã rồi và cần phải cân nhắc kỹ lưỡng một sự kiện như thế trong chiến lược đối ngoại.. Vậy phải cân nhắc như thế nào? Nước Nga cần phải đóng vai trò quan trọng ở Trung Á và dành ra những khoản tiền bạc lớn để giúp đỡ các quốc gia khu vực này. Nếu nước Nga không làm được điều này thì những nước khác sẽ thực hiện nó - đó chính là Trung Quốc.

Nhikitina mỉa mai: “Điều gì liên quan tới bản thân sự kiện bán đất để trừ nợ này, thì tôi nói như thế này: Mỗi quốc gia đều có chủ quyền, và vì thế có thể tìm kiếm những hình thức tiện lợi cho mình để trang trải nợ nần…Thôi, điều gì ở đây phải nghĩ lâu. Tổng thống Tadgikixtan có thể bán hết cả Tadgikixtan cho người Trung Quốc - thế là xong chuyện. Ông ấy cần để làm gì? Toàn bộ người Tadgic đã từ lâu lao động ở nước Nga. Do đó “hình thức trả nợ” này rất tiện lợi".

Paven Khrenhikôv giải thích “tin vịt” từ đâu ra. Vào đầu tháng 5 trên tờ báo mạng “Forum.msk” xuất hiện một thông tin, mà một số phương tiện thông tin đại chúng Nga đưa lại. Những nguồn tin, tất nhiên ở phần ghi chú của “Forum” không được nêu ra, và hình như chúng có thể đã được phát đi từ “phe đối lập Tadgikixtan”. Tờ báo mạng này thông báo rằng, quân đội Trung Quốc đã chiếm lĩnh Đông Pamir ở vùng Murgabxki của Tadgikixtan và nắm quyền kiểm soát tuyến đường ô tô duy nhất trong khu vực.

Tờ báo cũng đồng thời thông tin dường như Tadgikixtan trong những năm độc lập đã chuyển giao cho Trung Quốc 1.500 km2 những phần lãnh thổ tranh chấp, có tổng diện tích vào khoảng 28.500 km2 . Đồng thời, đã khẳng định được là, hồi đầu năm Đussanbe để trang trải khoản nợ nước ngoài đối với Bắc Kinh đã chuẩn bị chuyển giao phần cao nguyên Pamir giàu các mỏ đá quý, khoáng chất hiếm và uranium.

Tổng biên tập “Forum”Anatôli Baranôv nhận định: “Không một ai biết chính xác, trữ lượng của các mỏ uraninum ở Bađakhsan là bao nhiêu, nhưng biết rõ rằng, ở đó có urananium. Ngoài ra, ở đó có không ít quặng nguyên liệu chiến lược, trong đó có vôlfram và những kim loại hiếm. Thực sự là Murgab, nơi mà tuyết phủ thậm chí cả vào mùa hè, ít có giá trị cho cuộc sống. Nhưng đây là vị trí chiến lược quan trọng - Murgab nằm trên hành trình tới Pamir, như vậy CHND Trung Hoa sẽ kiểm soát con đường giao thông duy nhất ở Pamir.

Về đại thể Tadgikixtan tựa như chiếc khóa thắt lưng của người lính, mà nước Nga giữ Trung Á và giao nộp những vị trí ở Tadgikixtan có nghĩa là giao nộp toàn bộ khu vực, cả Orenburg và Axtrakhan. Mặc dù, khi lính biên phòng Nga rời biên giới Tadgikixtan - Apganixtan theo quyết định của tổng thống Putin, rõ ràng đã biết trước Nga rút khỏi phía Đông nhất định sẽ phải có ai đó sẽ tới thế chỗ của nước này. Trung Quốc đã xuất hiện thật đúng lúc, vì cho rằng tới thời điểm rút quân đội khỏi Apganixtan, Mỹ và Anh sẽ thực hiện nước cờ của họ. Iran và Pakixtan cũng quan tâm tới sự kiện này. Giống như phân chia đồ cũ của người quá cố, cho ai đôi ủng, ai áo khoác….”

Paven Khrenhikôv lưu ý rằng không tìm được bất kỳ sự khẳng định chính thức nào, cả từ phía Tadgikixtan lẫn phía Trung Quốc. Còn các chuyên gia nêu ra phỏng đoán thông tin trên có thể là mưu toan gây sức ép với Tadgikixtan của Matxcơva.

Igor Rôtar (“Roxbalt”) nhắc nhở rằng, những nỗi sợ hãi về việc Trung Quốc tiến quân vào Trung Á làm xôn xao lĩnh vực truyền thông Nga mấy năm trời, và thậm chí đã dẫn cả tới những thông tin về “sự chiếm đóng Pamir của Trung Quốc”. Người ta cũng nói về sự xuất hiện của những tấm bản đồ, trong đó toàn bộ khu vực Trung Á và phần lớn lãnh thổ nước Nga thuộc về Trung Quốc.

Vì ở Đusanbe người ta không thấy những tin tức về “sự chiếm đóng”, phóng viên “Roxbalt” đành phải liên lạc qua mạng xã hội “Những người bạn cùng lớp” với các cư dân Murgab. Trong phần hồi đáp. anh nhận được một vài câu trả lời rằng\, ở đó “không trông thấy bất cứ người Trung Quốc nào”.

Sau đó, ngày 7 tháng 5 cổng thông tin Kiếcghidi “Vexti.kg” đã giải thích “tin tức” về sự xâm nhập của Trung Quốc. Thủ trưởng Cục biên phòng Kiếcghidi Tôcôn Mamưtôv đã nói với các nhà báo rằng, những thông tin về việc Trung Quốc đưa quân vào Tadgikixtan - không gì khác hơn là “tin vịt”.

Ông Mamưtôv đã tuyên bố: “Sáng nay tôi vừa nói chuyện qua điện thoại với Phó chủ tịch thứ nhất Ủy ban an ninh quốc gia nước CH Tadgikixtan, Cục trưởng Cục biên phòng Tadgikixtan Mirdô Serali. Và ông đã cho biết tình hình ở nước mình vẫn ổn định. Hơn nữa nếu ai nói rằng, Trung Quốc đã chiếm lĩnh khu vực Murgab, nghĩa là người đó không hiểu những quá trình nào đang diễn ra tại Trung Á. Cả Đussanbe và Bắc Kinh đều là những thành viên của tổ chức hợp tác Thượng Hải, đã ký kết trong khuôn khổ của tổ chức này một loạt văn kiện về việc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Hiển nhiên là, những thông tin về việc một nước bạn bè bỗng nhiên có thể xâm chiếm đất đai của láng giềng mình là hoàn toàn sai sự thật”.

Bình luận viên của Tập đoàn truyền thông Tadgikixtan “Asia plus” Khairulô Mirxaiđôv tuyên bố với “Rôxbalt” rằng tin đồn về việc bành trướng của Trung Quốc là “do Nga tung ra và tự thổi phồng nó”. Mục đích của việc Matxcơva tung “tin vịt” là nước Nga muốn đưa lực lượng biên phòng của mình trở lại biên giới của chúng tôi”. Về sự diễn biến lạ lùng của tình hình, phóng viên nhận xét, ngày 8 tháng 5 Tổng thống Nga vừa ký các đạo luật về việc phê chuẩn các hiệp định về những điều kiện đặt các căn cứ quân sự Nga ở Kiếcghidixtan và Tagikixtan.

Trở lại với những phần lãnh thổ của Tadgikixtan bị Trung Quốc “chiếm đóng”, cần phải bổ sung điều gì ở đây. Ngay từ ngày 15 tháng 4, nghĩa là hơn 3 tuần trước khi phát sinh thông tin về sự bành trướng của Trung Quốc, trên chuyên trang của hãng thông tấn “REGNUM” đã xuất hiện một nhận định trích dẫn nguồn của hãng tin Tadgikixtan “Asia plus” nêu trên.

Trung Quốc đã nhận được phần lãnh thổ Tadgikixtan lớn hơn là phần Đusanbe chuyển giao cho họ, Chủ tịch Đảng dân chủ-xã hội quốc gia Tadgikixtan Rakhmatilô Zôirôv tuyên bố. Như đã đưa tin trên site của Đài phát thanh “Xađôi Khurôxôn” của Iran, ông Rakhmatilô Zôirôv không loại trừ khả năng, để trả những khoản nợ của Trung Quốc Tadgikixtan có thể chuyển giao cho họ thêm một phần lãnh thổ vùng Murgab. Lính biên phòng Trung Quốc đã thâm nhập vào lãnh thổ Tadgikixtan sâu hơn 20 km so với đã thỏa thuận trước đây. Hãng tin Iran viện dẫn lời ông Zôirôv: “Chính bản thân tôi đã tới vùng Murgab và thấy lính biên phòngTrung Quốc thiết lập đường biên giới của mình sâu trong lãnh thổ Tadgikixtan 20 km trên một số đoạn xác định, mặc dù Tadgikixtan và Trung Quốc đã thỏa thuận về việc chỉ chuyển giao 1,1 nghìn km2 lãnh thổ của vùng Murgab”.

Ông Zôirôv cho rằng hành động tung lực lượng và trang bị kỹ thuật quân sự vào tỉnh tự trị Bađakhsan, mượn cớ tiến hành tại đó cuộc tập trận chống khủng bố liên quan tới chính cuộc thảo luận chuyển giao một phần đất đai vùng Murgab cho Trung Quốc và những khoản nợ của Đusanbe. Nhưng các đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng Tadgikixtan phủ nhận những tin đồn này.

Hãng thông tấn“REGNUM” lưu ý Tadgikixtan đã khẳng định việc chuyển giao cho CHND Trung Hoa một phần lãnh thổ vào tháng 1 năm 2011, khi Quốc hội nước cộng hòa phê chuẩn nghị định thư về việc phân định biên giới với CHND Trung Hoa, mà theo đó 1,1 nghìn km2 lãnh thổ tranh chấp sẽ thuộc về Trung Quốc. Lễ bàn giao chính thức phần đất đã diễn ra đúng vào mùa thu năm đó. Diện tích của Trung Quốc tăng thêm 1.158 km2, còn diện tích của Tadgikixtan giảm đi 1%.

Eduard Limônôv đã viết trên báo “Nhà truyền giáo” ngày 14 tháng 5 rằng, những gì đang diễn ra ở vùng núi cao Bađakhsan “dễ gì các nhà bình luận có thể tiếp cận được”, bởi vì ở đó đâu phải là “quảng trường Puskin” mà là “vùng núi và rừng rậm nào đó”.

Nếu Tadgikixtan đã chuyển giao cho Trung Quốc phần lãnh thổ có diện tích 1,5 nghìn km2 để thanh toán khoản nợ quốc gia, thì Tadgikixtan, Limônôv cho rằng, sẽ giữ bí mật thông tin về việc này. Ông lập luận bản thân việc “chia nhỏ để bán những phần đất ruột thịt" sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của người Tadgic.

Còn người Trung Quốc? Tại sao họ lại ỉm đi những điều này? Limônôv nhận xét Trung Quốc sẽ bất lợi trong việc lan truyền một thông tin như thế: “họ thích ngậm miệng nuốt các phần lãnh thổ hơn” - Ông nói.

“Ai cũng biết người Trung Quốc là những chuyên gia về việc dịch chuyển đường biên giới vào sâu trong lãnh thổ của nước khác đã rất nổi tiếng. Những gì họ đã làm bậy ở Amur và đảo Tarabarôv, khi làm thay đổi dòng chảy sông Amur (đánh đắm xà lan và chở cát đi, bởi vì theo hiệp ước thì biên giới sẽ đi theo lòng sông), để gặm nhấm những mẩu lãnh thổ của chúng ta, cũng đã được rất nhiều nước biết đến. Ít người biết rằng ở đó hiện nay đường biên giới với Trung Quốc đi theo bãi tắm cũ của thành phố Khabarôvxk. Thề có Chúa, sự thật điều này như thế đó!”

Ông Limônôv tuyên bố: “Tôi chê trách và sẽ còn chê trách những người đồng bào của mình bởi sự khinh suất và đần độn về chính trị. Họ nhanh chóng tham gia vào những cuộc tranh cãi điên cuồng, đặc biệt với Matxơcva về những thứ hoàn toàn không quan trọng, mà bỏ qua những vấn đề nghiêm trọng và đáng sợ.

"Một nước Trung Quốc khổng lồ đang trỗi dậy và thèm đến nhỏ dãi khi nhìn vào khu vực châu Á của Liên Xô cũ” - Ông Limônôv phân tích. CHND Trung Hoa đã và đang chặn những dòng sông (chẳng hạn như Irtưs Đen) và “lấy trộm cho mình 4/5 lượng nước”. Bây giờ chiếm được Pamir họ sẽ kiểm soát nguồn nước của những con sông cái.

Hãy xem các quân nhân Nga ở Tagikixtan cảm thấy như thế nào? Chẳng lẽ họ không cảm nhận được bên cạnh mình nguy cơ người Trung Quốc đang xâm phạm các phần lãnh thổ có mỏ uranium và nhiều thứ hấp dẫn khác của Tadgikixtan? Và trong khi một số người lo lắng cho vận mệnh quốc gia đang tranh cãi xem đó có phải thông tin chính xác hay không, liệu người Trung Quốc có dịch chuyển đường biên giới ở đâu đó?

(Theo Tienphong Online // Nguồn: “Bình luận quân sự” Nga)

Thymomodulin - Davinmo - Dược phẩm Davinci Pháp
Siro Davinmo - Một sản phẩm có Thymomodulin là thành phần chính 
 

 

1001 Mẹo vặt

Cách phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Món ngon 365 ngày

Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Sử dụng thuốc nên biết

Tầm quan trọng của vitamin D3 với cơ thể con người

Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.

Dược phẩm   Y học   Sức khỏe   Thuốc đặc trị   Thuốc bổ   Thực phẩm chức năng    Cẩm nang thuốc     Thuốc tân dược    Thuốc đông y    Hỏi đáp về thuốc     Chăm sóc trẻ    Mang thai     Bà bầu    Tình dục    Phòng khám    Tin tức    Cuộc sống 24h    Giúp cơ thể tăng sức đề kháng    Tuần hoàn não    Trẻ phát triển chiều cao     Trái tim khỏe mạnh     Men tiêu hóa trẻ em    Giải độc gan    Bảo vệ gan  Phát triển trí não cho bé    Còi xương  Loãng xương    Xương khớp    Tăng cường trí nhớ     Trẻ biếng ăn Trẻ lười ăn    Trẻ nhác ăn    Trẻ em  ho    Trẻ chậm lớn Vitamin    Chậm lớn    Chậm phát triển Đau đầuChóng mặt Bài thuốc dân gian  Phòng khám đa khoa  Phòng khám nhi  Phòng khám da liễu  Viêm họng  Đau mắt  Dinh dưỡng  Đau lưng   Người cao tuổi    Nitroglycerin     Nifedipin Nefazodon   Nabumeton Nafarilin     Metoprolol    Metoclopramid   Methotrexat    Mesalamin    Medroxy progesteron     Meclophenamat Ung thư