Vị trí chiến lược của eo biển Hormuz trong hải trình vận tải dầu lửa từ khu vực Trung Đông ra thế giới. |
Nỗi lo nguồn cung bị gián đoạn do căng thẳng địa chính trị tại khu vực Trung Đông, đặc biệt là về những tranh cãi xung quanh chương trình phát triển hạt nhân của Iran, đã đẩy giá dầu thô quốc tế tăng mạnh thời gian gần đây.
Kết thúc phiên giao dịch đêm qua, giá dầu thô kỳ hạn trên sàn New York giảm khá mạnh xuống 104,7 USD/thùng. Nhưng tính từ đầu năm tới nay, giá dầu kỳ hạn đang tăng được 5,9%, chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân trên.
Hôm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định chưa cần ra quyết định về hành động quân sự với Iran và cho rằng các cuộc đàm phán mới sẽ "nhanh chóng" cho thấy sự nghiêm túc của Tehran trong vấn đề hạt nhân.
"Iran đang cảm nhận được tác động đáng kể của các biện pháp trừng phạt. Thế giới thống nhất với nhau còn Iran bị cô lập về chính trị. Và điều tôi đã nói là chúng ta sẽ không để cho Iran sở hữu vũ khí hạt nhân", ông phát biểu.
"Chúng ta đang nghe thấy những tin nói rằng họ sẽ quay trở lại bàn đàm phán. Mọi người, gồm Mỹ, Israel và cả thế giới đều quan tâm sâu sắc tới điều đó để xem có thể giải quyết vấn đề này một cách hòa bình hay không".
Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuyên bố rằng, Mỹ sẽ áp dụng hành động quân sự để ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân nếu các nỗ lực ngoại giao thất bại. "Hành động quân sự là lựa chọn cuối cùng".
Song, đó mới là quan điểm của Mỹ, còn đồng minh Israel có vẻ chưa chịu nhún. Hôm 5/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tỏ ra không có ý định từ bỏ hành động quân sự và cho rằng, Israel phải tự làm chủ vận mệnh.
Giới phân tích cho rằng, Israel có 3 lý do để đánh Iran dù Mỹ có gật đầu hay không. Một là ngăn chặn hủy diệt, hai là nỗi lo sợ người Iran cực đoan và cuối cùng là lo sợ Iran cung cấp vũ khí hủy diệt cho các phần tử khủng bố.
Và nếu như cuộc tấn công phủ đầu của Israel nhằm vào Iran xảy ra, thì ngoài những tổn thất do chiến tranh gây ra cho khu vực Trung Đông, phần còn lại của thế giới cũng sẽ bị tác động mạnh về kinh tế, trước hết là về dầu lửa.
Cũng cần phải nói thêm rằng, Iran không chỉ là một nguồn xuất khẩu dầu quan trọng ra thế giới, mà eo biển Hormuz của nước này cũng nằm ngay ở yết hầu tuyến vận tải dầu chiến lược từ Trung Đông ra các nước bên ngoài.
Chuyên gia Julius Walker của ngân hàng UBS đã đưa ra danh sách 10 quốc gia đang nhập khẩu dầu nhiều nhất từ Iran. Mức độ ảnh hưởng có thể cao hoặc thấp hơn nếu các nước này tìm được nguồn cung khác thay thế.
1. Trung Quốc
Lượng nhập khẩu dầu thô từ Iran: 550 nghìn thùng/ngày
2. Ấn Độ
Lượng nhập khẩu dầu thô từ Iran: 320.000 thùng/ngày
3. Nhật Bản
Lượng nhập khẩu dầu thô từ Iran: 310.000 thùng/ngày
4. Hàn Quốc
Lượng nhập khẩu dầu thô từ Iran: 220.000 thùng/ngày
5. Thổ Nhĩ Kỳ
Lượng nhập khẩu dầu thô từ Iran: 190.000 thùng/ngày
6. Italy
Lượng nhập khẩu dầu thô từ Iran: 180.000 thùng/ngày
7. Tây Ban Nha
Lượng nhập khẩu dầu thô từ Iran: 160.000 thùng/ngày
8. Hy Lạp
Lượng nhập khẩu dầu thô từ Iran: 110.000 thùng/ngày
9. Nam Phi
Lượng nhập khẩu dầu thô từ Iran: 60.000 thùng/ngày
10. Pháp
Lượng nhập khẩu dầu thô từ Iran: 50.000 thùng/ngày
(Theo Vneconomy)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.