Hai ngày trước, hôm 7/5, ông Vladimir Putin đã chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Liên bang Nga. |
Hai ngày trước, hôm 7/5, ông Vladimir Putin đã chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Liên bang Nga. Đây là nhiệm kỳ tổng thống thứ ba trong sự nghiệp chính trị của ông Putin. Người dân Nga kỳ vọng sự trở lại điện Kremlin lần này của ông sẽ mang lại những luồng gió mới cho nước nhà.
Trên thực tế, khi ở cương vị Thủ tướng Nga trong 4 năm qua, ông Putin cũng đã gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật trên nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, như bơm hàng tỷ rúp vào nền kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới hay đa dạng hóa ngành xuất khẩu năng lượng của Nga, liên kết không gian hậu Xô-viết...
Những thành tựu này là chỗ dựa vững chắc để người dân Nga tin rằng, dù ở cương vị nào, ông Putin cũng làm tốt trách nhiệm của mình và hết lòng phụng sự đất nước. Với sự trở lại điện Kremlin lần này ở nhiệm kỳ tổng thống thứ ba kéo dài 6 năm, ông sẽ đưa nước Nga ngày càng trở nên vững mạnh và nổi bật hơn.
Ngay sau lễ nhậm chức hôm 7/5, ông Putin đã ký những sắc lệnh quan trọng về chính sách ngoại giao và kinh tế của Nga. Về kinh tế, ông Putin đã ký một sắc lệnh “về chính sách kinh tế dài hạn của quốc gia”. Mục tiêu của nước Nga là thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa, tăng thu nhập cho người dân và xây dựng một đất nước hiện đại.
Dự báo đầu tư của Nga sẽ tăng lên mức 25% GDP vào năm 2015 và 27% vào năm 2018. Nga cũng đặt mục tiêu đứng hạng 50 trong đánh giá về thân thiện với môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB) từ giờ đến năm 2015 và thứ 20 đến năm 2018. Hiện Nga đang xếp hạng 120 trong danh sách của WB.
Nhân sự kiện quan trọng này, hãng tin RIA Novosti đã công bố 10 thành tựu nổi bật trong nhiệm kỳ thủ tướng của ông Putin.
1. Đa dạng hóa năng lượng xuất khẩu
Một trong những nhiệm vụ ưu tiên của ông Putin trong thời gian làm Thủ tướng Nga là đa dạng hóa với quy mô lớn ngành xuất khẩu năng lượng, nhằm giảm bớt sự lệ thuộc của kinh tế Nga vào các hoạt động xuất khẩu nguyên, nhiên liệu. Vì vậy, trong 4 năm điều hành chính phủ, ông rất coi trọng xuất khẩu khí đốt. Những năm gần đây, trong lĩnh vực xuất khẩu khí đốt, Nga đã đạt được những tiến bộ đáng kể, đặc biệt là dự án xây dựng “Dòng chảy phương Nam” dọc theo đáy biển Baltic sang Đức.
Giới phân tích đánh giá, việc dự án "Dòng chảy phương Nam", Thủ tướng Putin đã khai thông được cửa sổ năng lượng sang lục địa già, bất chấp những lo ngại và phản đối của một số quốc gia trong khu vực. Tháng 11 năm ngoái, chuyến hàng thương mại đầu tiên qua đường ống này đã được thực hiện và dự kiến tới năm 2015, "Dòng chảy phương Nam" sẽ hoạt động thuận lợi và mang lại hiệu quả tích cực như mong đợi.
2. Kiên cường chống khủng hoảng
Bảo vệ nền kinh tế Nga trước những tác động đa chiều và sâu rộng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới là một trong những thách thức lớn nhất đối với ông Putin trong 4 năm giữ cương vị Thủ tướng Nga. Các biện pháp chống khủng hoảng đã trở thành vấn đề căn bản trong chương trình hỗ trợ với quy mô lớn cho các ngành, nghề khác nhau của nền kinh tế Nga.
Để chống lại những ảnh hưởng không mong muốn, ông Putin đã bơm hàng nghìn tỷ rúp vào nền kinh tế để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và các ngân hàng. Hành động này của ông đã giúp ngăn chặn nguy cơ sụp đổ của các ngành công nghiệp, kiềm chế lạm phát và thực thi đầy đủ các cam kết xã hội của Nhà nước đối với người dân. Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga trong năm 2011 đạt 4,3%, cao hơn so với thời kỳ tiền khủng hoảng, và có thể sẽ duy trì ở mức 3,5% trong năm nay.
3. Liên kết không gian hậu Xô-viết
Ý tưởng liên kết kinh tế chặt chẽ trong không gian hậu Xô-viết là một trong những ưu tiên của ông Putin ngay từ nhiệm kỳ Tổng thống 2000-2008 của ông. Năm 2011, Liên minh Hải quan gồm Nga, Belarus và Kazakhstan với các nguyên tắc hải quan chung đã bắt đầu đi vào hoạt động. Từ năm 2012, Không gian kinh tế thống nhất (EEP) giữa 3 nước cũng bắt đầu hoạt động.
Theo EEP, hàng hóa, dịch vụ và vốn được bảo đảm tự do lưu chuyển. Về vấn đề này, ông Putin đã nhiều lần gọi đây là sự kiện địa chính trị lớn nhất trong không gian hậu Xô-viết sau khi Liên Xô sụp đổ. Trong tương lai, Liên minh Hải quan và EEP sẽ là cơ sở để thành lập Liên minh Kinh tế Âu-Á vào năm 2015.
4. Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
Năm 2011, Nga chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau quá trình đàm phán gay cấn kéo dài hơn 10 năm. Sự kiện này đã đánh dấu việc Nga chính thức nối thông với nền kinh tế năng động toàn cầu. Theo kế hoạch, mùa hè này, Nga sẽ trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức này sau khi Quốc hội Nga phê chuẩn những thỏa thuận cuối cùng.
5. Sẵn sàng cho Hội nghị APEC
Một trong những dự án cơ sở hạ tầng quy mô nhất dưới thời Thủ tướng Putin là việc phát triển khu vực Viễn Đông, đặc biệt là khu vực Primorye và Vladivostok - nơi sẽ diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh APEC vào tháng 9/2012.
Tổng mức đầu tư để chuẩn bị cho sự kiện này là khoảng 600 tỷ rúp. Phần lớn số tiền được đầu tư vào việc xây dựng những cây cầu đặc biệt qua vịnh Sừng Vàng tới Hòn đảo Nga, nơi sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh APEC. Ngoài ra, trên đảo còn xây dựng các tòa nhà thuộc Trường Đại học Liên bang Viễn Đông. Trường này sẽ trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học của toàn bộ khu vực.
6. Đạo luật về thương mại
Thông qua đạo luật về thương mại là một trong những khó khăn lớn nhất và phức tạp nhất đối với Chính phủ Nga. Thực tế, đạo luật này có liên quan đến quyền lợi của gần như tất cả người dân Nga. Việc thông qua dự luật về việc Nhà nước điều chỉnh thương mại ở Nga đã diễn ra vào tháng 12/2009 sau nhiều năm tranh cãi giữa các nhà sản xuất, các nhà kinh doanh và nhiều bộ ngành khác nhau.
Theo đạo luật, Nhà nước sẽ tăng cường vai trò quản lý và các biện pháp chống độc quyền sẽ được quy định rõ, chẳng hạn như việc cấm các mạng lưới thương mại có 25% thị trường mở các cửa hàng mới trong khu vực. Trong một số trường hợp, chính phủ hoặc chính quyền bang có quyền hạn chế giá sản phẩm trong thời gian lên đến 90 ngày.
7. Tư hữu hóa các doanh nghiệp lớn
Quá trình tư hữu hóa các doanh nghiệp lớn đã tiến thêm được một bước lớn khi Chính phủ Nga phê duyệt Chương trình tư hữu hóa giai đoạn 2011-2013. Đây được coi như sự khởi đầu cho giai đoạn tư hữu hóa sở hữu nhà nước lần thứ hai được tiến hành trên quy mô lớn, kể từ sau giai đoạn đầu được thực hiện từ những năm 1990.
Theo Chương trình tư hữu hóa giai đoạn 2011-2013 đã được phê duyệt, trong thời kỳ này Nhà nước có kế hoạch bán được khoảng 1.000 tỷ rúp, song phần lớn là từ việc bán hàng chục gói cổ phần lớn của các ngân hàng và các công ty. Tại các doanh nghiệp khác, tốc độ tư hữu hóa đang được đẩy nhanh.
8. Cải cách chế độ hưu trí
Một trong những cải cách quan trọng nhất trong lĩnh vực xã hội Nga dưới thời Thủ tướng Putin là về chế độ hưu trí. Đây cũng là cải cách đầu tiên theo hướng này ở nước Nga thời hiện đại.
Theo đó, Nga tiến hành đánh giá lại các quyền lợi khi về hưu của những người đã có cống hiến trong thời kỳ Xô-viết, trả ngay 10% và 1% cho mỗi năm làm việc tính đến năm 1991. Năm 2010, khoản tiền bổ sung thêm là khoảng 1.100 Rúp/tháng.
9. Chuẩn hóa kỳ thi quốc gia thống nhất
Việc hỗ trợ phát triển lĩnh vực giáo dục và y tế được coi là một trong những phương hướng hoạt động chính của Chính phủ Nga trong 4 năm qua. Vì vậy, trong 4 năm làm Thủ tướng, ông Putin đã cố gắng hiện thực hóa một số sáng kiến được đưa ra từ nhiệm kỳ tổng thống 2000 - 2008.
Trong đó, đáng chú ý là việc thí điểm kỳ thi quốc gia thống nhất (CSE) - đã được thực hiện trong 8 năm ở các khu vực của Nga - được ghi nhận là mang lại hiệu quả. Và từ ngày 1/1/2009, CSE đã trở thành hình thức chủ yếu để Nhà nước xác nhận kết quả học tập đối với tất cả học sinh tốt nghiệp các trường phổ thông của Nga.
10. Giành quyền đăng cai World Cup 2018
Việc giành được quyền đăng cai Cúp bóng đá thế giới năm 2018 là một sự kiện tương đối bất ngờ đối với nước Nga. Không chỉ qua mặt nước Anh, Nga còn vượt qua được cả những quốc gia nặng ký trong nền bóng đá thế giới như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Bỉ và Hà Lan, để giành quyền tổ chức giải đấu thể thao hấp dẫn nhất hành tinh này.
Ông Putin cam kết Chính phủ Nga sẽ chuẩn bị tốt nhất cho World Cup 2018 và tuyên bố những người tham dự và khách mời có thể tới thăm nước Nga mà không cần thị thực.
(Theo Vneconomy)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.