Phần lớn người Trung Quốc mua hàng hiệu "fake" như một cách thi đua xã hội. Ai đó mua một cái đồng hồ hoặc ô tô đắt hơn để leo lên nấc thang xã hội cao hơn sẽ buộc những người khác đang theo cùng chiếc thang đó phải chi nhiều tiền hơn để giữ vị trí trên cao của mình.
Mua hàng fake để "thi đua xã hội"
Hầu hết cửa kính mặt tiền của các cửa hiệu thường trưng bày những mẫu hàng mà khách có thể mua tại cửa hàng đó, nhưng cửa kính của Silk Street Market, trung tâm thương mại dành cho khách du lịch tại Bắc Kinh thì lại khác. Trung tâm thương mại này cho bày những thông báo chính thức về những thứ không thể mua được ở bên trong. Danh sách này bao gồm những thương hiệu xa xỉ như Prada, Louis Vuitton, và Burberry. Thông báo này nhằm bảo vệ khách hàng khỏi việc vô tình mua phải những món hàng giả, hàng nhái. Nhưng rất nhiều khách hàng vẫn bị mua hớ.
Bạn có thể nói rằng chính hàng giả hàng nhái góp phần duy trì thương hiệu của Silk Street bất chấp những nỗ lực của thị trường hàng cao cấp trong việc xóa bỏ nạn hàng giả. Ở tầng trệt, một chiếc áo polo Paul Smith màu tím được sản xuất tại nhà máy Quảng Châu được chào bán với giá 1.285 NDT (tương đương 200 USD), sau khi mặc cả, giá chiếc áo có khi chỉ còn 150 NDT nhưng quả là không hề dễ khi bước qua được những lời mời chào ở đây, đặc biệt khi chủ hàng sẽ không chịu buông áo bạn ra.
Các nhà kinh tế và các nhà lập sách khắp thế giới muốn Trung Quốc tiêu thụ nhiều hơn. Họ muốn Trung Quốc giảm sự phụ thuộc vào đầu tư vốn chiếm 1/2 GDP Trung Quốc năm ngoái. Không nền kinh tế nào đầu tư dàn trải mà vẫn có thể đầu tư một cách khôn ngoan. Vì thế các nhà kinh tế học lo ngại Trung Quốc sẽ đối mặt với tình trạng phân bổ vốn sai và dàn trải, nhưng một số vấn đề về tiêu dùng của người dân Trung Quốc vẫn có thể lí giải được.
Hàng giả đang tràn lan. Một số nhà nghiên đã cứu khảo sát người dân Thượng Hải: tại một trung tâm mua sắm, cứ 5 người, họ dừng một người lại để hỏi về thói quen mua sắm. Trong số 202 người được khảo sát, 3/4 người thú nhận từng mua hàng hiệu "fake". Kết quả nghiên cứu khác do Ian Phau và Min Teah, Trường ĐH Công nghệ Curtin (Australia) có tên "Những con quỷ vận đồ Prada (nhái)" cho biết, nhiều người mua hàng hiệu cao cấp "fake" như một cách để tự thể hiện bản thân.
Những người khác mua hàng hiệu "fake" như một cách thi đua xã hội. Họ muốn khoác lên mình những thương hiệu tương tự như những người khác. Còn theo Lingjing Zhan, ĐH Tổng hợp Hong Kong và Yanqun He, ĐH Fudan, người Trung Quốc thuộc nhóm số 2 (mua hàng hiệu fake để "thi đua xã hội"). Và nhiều nghiên cứu khác cho thấy, những khách hàng tìm muốn thể hiện địa vị kiểu này thường có xu hướng mua hàng giả.
Một chiếc túi Prada thể hiện được hai điều: một sản phẩm được làm với chất lượng tốt và một thương hiệu được tiếp thị tốt. Nhưng một số người tiêu dùng chỉ đánh giá uy tín, danh tiếng, chứ không để ý chất lượng. Theo Gene Grossman, thuộc ĐH Califfornia, Berkeley, hàng "fake" cho phép người mua sở hữu một thương hiệu uy tín mà không cần mua một món hàng chất lượng cao. Kết quả này khiến các hãng như Prada phát điên, nhưng lại có lợi cho người tiêu dùng.
Khi hàng giả sao chép một thương hiệu, chủ nhân của thương hiệu đó phải đấu tranh để phân biệt mình với những món hàng fake. Trong một nghiên cứu mới đây, Yi Qian, Trường quản lý Kellogg (Mỹ) đã nghiên cứu phản hồi từ những nhà sản xuất giày có thương hiệu ở Trung Quốc về hàng fakes sau khi chính phủ Trung Quốc nỗ lực khẩn trương chống lại hàng giả. Nhiều hãng sản xuất giày trong số đó đã phản ứng lại bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, nhập thêm máy móc từ Ý và sử dụng những vật liệu đắt tiền hơn, như da cá sấu. Phản ứng của các nhà sản xuất giày đối lập với quan niệm thông thường cho rằng hàng "fake" làm ức chế sự đổi mới và đầu tư. Nhưng các công ty cũng tăng giá và sản phẩm được bảo hành tốt hơn cùng với việc tăng giá. Vì thế, người mua hàng "fake" khiến các thương hiệu cao cấp ít độc quyền và đắt đỏ hơn.
Vị thế có được nhờ các món hàng cao cấp được xếp hạng. Để đạt được vị trí xã hội cao, chỉ mua những thứ đẹp thôi thì chưa đủ. Món hàng của bạn phải đep hơn của người khác. Ai đó mua một cái đồng hồ hoặc ô tô đắt hơn để leo lên nấc thang xã hội cao hơn sẽ buộc những người khác đang theo cùng chiếc thang đó phải chi nhiều tiền hơn để giữ vị trí trên cao của mình.
Để quyết định việc mua hàng, người mua sẽ cẩn trọng đánh giá món hàng họ sẽ mua uy tín đến đâu. Nhưng họ sẽ không quan tâm những người khác sẽ phải chi thêm bao nhiêu tiền để bảo vệ vị trí của họ trên chiếc thang địa vị xã hội.
Kết quả của cuộc chạy đua vũ trang này, Trung Quốc đang ngày càng chi tiêu quá nhiều vào các mặt hàng xa xỉ. Tiêu dùng của dân Trung Quốc chỉ bằng 6% chi tiêu toàn thế giới nhưng theo hãng tư vấn Bain Consulting, người Trung Quốc đang đóng góp 20% cho doanh thu của các hãng kinh doanh hàng cao cấp.
Cảm thông cho "những con quỷ mặc đồ Prada (giả)"
Trò chơi địa vị tốn kém này không giới hạn trong riêng giới thượng lưu Trung Quốc.
Tại các làng xã Trung Quốc, người dân củng cố địa vị của mình trong trật tự địa phương bằng cách làm những tiệc cưới, đám ma và lễ kỷ niệm đắt tiền cho gia đình và mua những món quà đắt đỏ tặng người khác trong những dịp quan trọng. Xi Chen và Ravi Kanbur, ĐH Cornell và Xiaobo Zhang, Viện nghiên cứu Chính sách lương thực Quốc tế đã nghiên cứu "sổ ghi chép quà tặng" của các hộ dân tại 18 làng nghèo ở vùng miền núi Quý Châu, một tỉnh phía Nam Trung Quốc.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những gia đình nghèo nhất (chi tiêu dưới mức 1 USD/ngày) sử dụng đến 30% khoản chi tiêu gia đình vào quà cáp và lễ tết - gấp đôi so với những gia đình nghèo tương đương ở Ấn Độ. Khi một gia đình có một khoản tiền "từ trên trời rơi xuống" như bồi thường đất đai, họ sẽ càng tiêu nhiều hơn, khiến những gia đình hàng xóm phải nỗ lực để theo kịp.
Các nhà kinh tế băn khoăn việc đầu tư của Trung Quốc đang bị ảnh hưởng do những dự án tốn kém cũng vì do những vị quan chức tai to mặt lớn ở địa phương tìm cách vượt mặt những vị quan chức địa phương khác khác. Dù khác nhau ở cấp độ, nhưng thói quen "chạy đua vũ trang" trong chi tiêu để thể hiện mình kiểu này của Trung Quốc dường như là quá phổ biến.
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.